Tài chính - Ngân hàng

Cổ phiếu năng lượng, thủy sản "lao dốc", chứng khoán mất 14 điểm

VHC, ANV, IDI, REE, GEG… giảm sàn tác động mạnh đến chỉ số chứng khoán. Trong khi đó, nhóm cổ phiếu “họ FLC" vẫn tăng tích cực dù sắp bị đưa vào diện cảnh báo.

Sau phiên giao dịch ảm đạm ngày 4/7, trong khoảng thời gian đầu của phiên giao dịch ngày 5/7, nhóm cổ phiếu lớn vẫn phân hóa mạnh, chưa xác lập đà tăng - giảm, khiến các chỉ số giằng co, dao động trong biên độ hẹp.

Một số mã vốn hóa lớn như BID, PLX, VCB, CTG, GAS... đồng loạt tăng giá, góp phần nâng đỡ chỉ số chứng khoán khiến thời gian đầu giao dịch, VN-Index vẫn vượt lên trên tham chiếu.

Tuy nhiên, diễn biến tích cực chỉ tới 10h. VN-Index dần lùi về tham chiếu và giảm điểm. Các chỉ số chứng khoán hồi sáng tăng song chiều lại quay đầu giảm điểm. Hàng loạt nhóm ngành đều ghi nhận biên độ giảm lớn từ 2-4%, nhiều mã có dấu hiệu giảm sàn thuộc nhóm thủy sản, logistic, năng lượng…

Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 4,5 điểm xuống 1.191,03 điểm. Thanh khoản thị trường có cải thiện so với phiên sáng 4/7 song vẫn là mức thấp so với cùng kỳ năm ngoái.

Mở cửa phiên giao dịch chiều, chỉ số vẫn giảm song chỉ 15 phút sau, hàng loạt cổ phiếu ngân hàng bứt phá mạnh và góp phần giúp kéo VN-Index lên trên mốc tham chiếu. VN-Index đảo chiều từ giảm thành tăng 1,01 điểm lên 1.196,54 điểm, nhiều nhà đầu tư kỳ vọng đây là dấu hiệu chứng khoán chinh phục lại mốc 1.200 điểm. Tuy nhiên, áp lực bán tháo lại bất ngờ xảy ra ở loạt nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn. VN-Index "cắm đầu" giảm sâu.

Tất cả các cổ phiếu tác động tích cực nhất tới thị trường phiên ngày 5/7 đều thuộc nhóm ngân hàng. (Ảnh: FireAnt)

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 14,24 điểm, tương ứng 1,19% và kết thúc tại mốc thấp nhất ngày là 1.181,29 điểm. Toàn sàn có 120 mã tăng, 347 mã giảm và 48 mã đứng giá. HNX-Index giảm 3,25 điểm, tương ứng 1,16% xuống 277,94 điểm. Toàn sàn có 54 mã tăng, 159 mã giảm và 45 mã đứng giá. UPCoM-Index giảm 0,71 điểm, tương ứng 0,81% xuống 87,19 điểm.

Nhiều mã cổ phiếu thuộc nhóm năng lượng, logistic, thủy sản kết phiên trong sắc xanh lơ như VHC, NAV, LAF, HAH, VOS, ACL, VSH, REE, GEG, VPG, GIL… Hôm nay cũng là phiên giao dịch buồn của các mã thuộc nhóm hóa chất khi CSV, DPM… giảm sàn. DGC của Hóa chất Đức Giang cũng mất 6,87% thị giá, DCM mất 5,9%...

Nhóm bán lẻ cũng diễn biến lao dốc theo đà rơi của thị trường ghi FRT, DGW kết phiên tại mốc thấp nhất ngày. Trong khi đó, MWG giảm 3,39%, PNJ giảm 4,2%... Nhóm cổ phiếu may mặc cũng diễn biến xấu, ADS, MSH giảm sát giá sàn. Độ rộng của thị trường vẫn nghiêng về bên bán.

Dù vậy, mã tác động tiêu cực nhất tới thị trường hôm nay là GAS khi giảm 5,16%. Các mã khác thuộc nhóm dầu khí cũng diễn biến đỏ lửa là BSR, PLX, PTV, POS, PVC, PVD… Nhóm cổ phiếu chứng khoán cũng đỏ lửa, 2 mã vốn hóa lớn nhất là VND và giảm lần lượt 3,13% và 2,48%. Nhiều mã khác thuộc nhóm này cũng bị phủ bóng sắc đỏ.

Cổ phiếu dầu khí đỏ lửa ngày 5/7. (Ảnh: SSI)

Nhóm ngân hàng có VIB, VCB, VBB, NAB giảm điểm còn lại đều ghi nhận sắc xanh. Tất cả các mã đóng vai trò kìm đà rơi của thị trường đều thuộc nhóm ngân hàng, lần lượt là BID, TCB, MBB, CTG, STB, VPB, AVC, SHB.

Các cổ phiếu "họ FLC" cũng diễn biến khởi sắc. FLC chốt phiên tăng thêm 5,65% dù mã này mới đây đã bị HoSE thông báo đưa vào diện cảnh báo từ ngày 11/7 tới, do không tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên sau 6 tháng kể từ khi kết thúc năm tài chính 2021. ART, ADM, HAI cũng kết phiên trong sắc xanh, ROS thậm chí tím trần. Ông Đặng Tất Thắng cho biết sẽ sớm báo cáo với cổ đông kế hoạch tổ chức ĐHĐCĐ thường niên.

Khối ngoại bán ròng phiên thứ 3 liên tiếp. Khối này giải ngân 950 tỷ đồng nhưng lại bán ra 1.218 tỷ đồng. Tính chung, khối ngoại xả hàng 268 tỷ đồng. Các mã được mua là VNM, VHC, CTG, STB… còn các mã bị bán mạnh là VHM, VCB, MSN, NVL, BID…

Thanh khoản thị trường cải thiện hơn so với phiên ngày 4/7. Tổng giá trị khớp lệnh phiên ngày 5/7 đạt 14.103 tỷ đồng, tăng 37,7%, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE tăng 38,7% và đạt 12.380 tỷ đồng. Thanh khoản của riêng nhóm VN30 đạt khoảng 5.600 tỷ đồng.