Sự kiện

Chùm ảnh: Chiêm ngưỡng những cổng làng hàng trăm năm tuổi còn sót lại ở Hà Nội

Giữa chốn phồn hoa đô thị ồn ào, hối hả ấy, có một con đường được mệnh danh là "phố" cổng làng. Cứ đi vài chục mét, đan xen giữa những căn nhà hiện đại lại điểm vài cổng làng rêu phong. Các bậc cao nhân sống lâu năm tại đây cũng không nhớ rõ từ đời thuở nào, chỉ biết từ khi sinh ra đã có rồi.

Cho đến tận bây giờ, chúng ta - những người sinh sống lâu năm tại Hà Nội nhiều khi vẫn chưa thể hiểu hết nét đẹp của mảnh đất kinh kì này. Với Hà Nội, có chút gì đó phải chậm và chắc để tất thảy có thể đắm mình trong những nét cổ kính, hoài niệm. Hà Nội sau ngần ấy năm, thật ra vẫn như vậy: vẫn lối cũ, vẫn tâm trạng cũ, vẫn người cũ, vẫn hoài niệm cũ. Chỉ có điều, ít nhiều không còn vẹn nguyên như ngày trước.

Hà Nội là bản giao hưởng giữa nét đẹp cổ kính và dáng vẻ hiện đại. Bên ngoài vỏ bọc thị thành chở che cho một tâm hồn hoài niệm, rêu phong bên trong.

Giữa chốn phồn hoa đô thị ồn ào, hối hả ấy, có một con đường được mệnh danh là "phố" cổng làng. Cứ đi vài chục mét, đan xen giữa những căn nhà hiện đại lại điểm vài cổng làng rêu phong. Các bậc cao nhân sống lâu năm tại đây cũng không nhớ rõ từ đời thuở nào, chỉ biết từ khi sinh ra đã có rồi.

Chia sẻ với phóng viên, bà Thuý bán xôi thường xuyên ở đây cho biết: "Các  cổng này có từ lâu rồi, lâu đến nỗi mà chỉ cụ tôi mới biết nó có tuổi đời bao nhiêu năm. Sau nhiều năm chiến tranh, bị giặc phá hoại nhiều, nhưng người dân nơi đây vẫn cố găng giữ nguyên vẹn những cái cổng làng, bởi nó là tuổi thơ, là hoài niệm nơi đây".

Cổng làng ở Thuỵ Khuê rất "lạ". Bởi lẽ không cổng nào giống cổng nào từ kích thước đến kiến trúc. Mỗi cổng mang một dáng vẻ riêng, không thể hoà lẫn. Trải qua cả hàng thế kỉ, có những cánh cổng được tôn tạo trùng thu, nhưng cũng có những chứng nhân lịch sử bao nhiêu năm rồi vẫn như thế: cổ kỹ, rêu phong và phai màu theo thời gian.

Mỗi cổng làng đều mang đậm dấu ấn xưa cũ với đôi câu đối bằng chữ Nho được khắc tạc hai bên, với những gốc cây muỗm, cây bồ đề có từ bao giờ, thêm cả những mái đình, sân chơi.

Những cổng làng nào có mái thường sẽ được bao phủ một lớp rêu phong xanh mượt.

Theo như lời các bậc cao niên sống ở con phố Thuỵ Khuê, trước đây tất cả các cổng làng đều có cánh. Cánh cổng được mở ra vào những buổi sớm mai, đánh dấu sự bắt đầu của một ngày mới, và nó lại được cửa đóng then cài mỗi khi trời về khuya.

Vào buổi sáng sớm, cổng làng còn là nơi họp chợ, lâu nay chưa từng được xếp hạng di tích nhưng nó vẫn luôn được xếp hạng một cách vô thức trong lòng người dân nơi đây.

Phần mái của cổng làng...

Và kết cấu bên trong cổng làng vẫn vẫn mộc mạc, đơn sơ như thuở sơ khai.

Trải qua sự tàn phá của thời gian, những chiếc cổng làng cũng đã xuống cấp nghiêm trọng. Chú Sáng người dân nơi đây cho biết: "Nó lâu quá rồi nên cũng hư hỏng, nhưng đối với mọi người nơi đây, dù xuống cấp cũng không đập phá để xây mới mà chỉ hỏng chỗ nào sửa chỗ đấy, nhằm giữ lại vẻ nguyên trạng của chiếc cổng".

Những vết nứt dài trên các tầm xà gồ.

Những nét kiến trúc không thể thiếu trong đời sống văn hóa làng xã nước ta xưa kia.

Những chiếc cổng làng xưa không còn hợp với con đường bê tông mở rộng, ngày ngày ô tô, xe máy nối đuôi nhau. Nhưng dân làng không mấy ai quan tâm đến sự khác lạ đó. Với họ, cổng làng vẫn luôn giữ một vị trí nhất định trong tiềm thức.

Dù cuộc sống hối hả nhưng nhịp thời gian sau cánh cổng làng vẫn luôn "trễ" hơn mấy nhịp. Mọi thứ bình yên và phẳng lặng.

Con phố có nhiều cổng làng nhất Thủ đô bao năm rồi vẫn còn giữ được nét độc đáo của văn hóa làng quê. Đi đâu xa có dịp trở lại, người ta vẫn thấy xao xuyến làm sao mỗi khi đưa chân bước qua cổng làng.