Sự kiện

Chuẩn bị ngắm siêu trăng vào rằm tháng Giêng

Vào giữa đêm rằm tháng Giêng năm nay, Việt Nam sẽ được ngắm siêu trăng vì Mặt Trăng sẽ đạt cực đại vào 22h53 (giờ Việt Nam), xuất hiện ở phía đối diện với Mặt Trời và bề mặt của nó sẽ phản xạ tối đa ánh sáng Mặt Trời về phía Trái Đất.

Theo báo Tiền Phong, siêu trăng sẽ xuất hiện vào tối ngày 19/2/2019 (tức đêm rằm tháng Giêng âm lịch), còn gọi là Tết Nguyên tiêu, một trong những dịp Tết cổ truyền quan trọng ở Việt Nam với nhiều hoạt động văn hóa, tâm linh được tổ chức.

Mặt Trăng sẽ đạt cực đại vào lúc 22h53 (giờ Việt Nam), khi đó Mặt Trăng sẽ xuất hiện ở phía đối diện với Mặt Trời và bề mặt của nó sẽ phản xạ tối đa ánh sáng Mặt Trời về phía Trái Đất.

Việt Nam sẽ nhìn thấy siêu trăng vào đêm rằm tháng Giêng tới.

Quan sát từ Trái Đất, Mặt Trăng sẽ to hơn và sáng hơn những lần trăng tròn khác. Nếu điều kiện thời tiết thuận lợi, đây là sẽ đêm trăng rằm tháng giêng sáng nhất trong nhiều năm trở lại đây.

Tờ Zing thông tin thêm, năm 2019 có 3 lần trăng tròn lớn hơn và sáng hơn bình thường, được gọi là siêu trăng. Lần đầu diễn ra vào ngày 21/1/2019, khi đó siêu trăng diễn ra cùng lúc với nguyệt thực toàn phần, gọi là siêu trăng máu, là hiện tượng thiên văn thú vị nhưng hiếm gặp. Đáng tiếc Việt Nam không quan sát được bởi vì chỉ có một nửa thế giới quan sát được bằng mắt thường.

Cụ thể, hiện tượng này xảy ra khi Mặt trăng bị bóng Trái Đất che khuất khiến nó chuyển sang màu đỏ hoặc cam. Lần này, nguyệt thực lại rơi vào thời điểm Mặt trăng có quỹ đạo gần với Trái Đất, khiến cho chúng ta nhìn thấy có vẻ nó lớn hơn nên được gọi là siêu trăng máu.

Tuy nhiên, chỉ có những ai đang sống tại châu Mỹ mới có thể quan sát dễ dàng hiện tượng thiên văn kì thú này bằng mắt thường. Phần còn lại của hành tinh sẽ khó hoặc không thể nhìn thấy.

Việt Nam cùng với các nước tại Đông Nam Á, Nam Á, Trung Á và phần lớn Đông Á, Tây Á, cả châu Đại Dương nằm trong khu vực không thể xem được.

Siêu trăng ở Úc năm 2016.

Trước đó, báo Dân Trí đưa tin, hôm 14/11/2016, người dân trên khắp thế giới đã cùng chứng kiến siêu trăng, khi mặt trăng ở vào vị trí gần nhất với Trái Đất trong suốt gần 7 thập kỷ qua, nhờ vậy, mặt trăng trở nên to hơn và sáng hơn.

Siêu trăng xảy ra khi trăng tròn và lại ở vào điểm cực cận so với Trái Đất. Ở khoảng cách 356.509 km so với Trái Đất, Mặt trăng đêm qua đã ở vào điểm cực cận so với hành tinh của chúng ta. Lần cuối Mặt trăng ở vào vị trí này là từ năm 1948.

Lần siêu trăng thứ 3 trong năm nay sẽ diễn ra vào đêm 19/5/2019. Lần siêu trăng này còn được gọi là trăng xanh vì là lần trăng tròn thứ ba trong số bốn lần trăng tròn trong cùng một mùa. Hiện tượng này khá hiếm gặp, vài năm mới xuất hiện một lần.

H.Y (tổng hợp)