Tiêu điểm thế giới

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Bóng đen bao trùm kinh tế toàn cầu

Tác động của sự leo thang căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, Trung Quốc và Mỹ vượt qua biên giới quốc gia hai nước, phủ bóng đen lên nền kinh tế toàn cầu. Và Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó.

Theo Economic Times, chiến tranh thương mại đã ám ảnh nền kinh tế toàn cầu từ năm 2018, làm tổn thương niềm tin của giới đầu tư toàn cầu.

Tác động của sự leo thang căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, Trung Quốc và Mỹ vượt qua biên giới quốc gia hai nước. Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ, trong khi đó Canada, Mexico là đối tác lớn thứ 2 và thứ 3.

Cả Trung Quốc và Mỹ đều áp thuế lên các hàng hóa của nhau với trị giá hàng trăm tỉ USD, tạo nên sự bất an cho các doanh nghiệp.

Điều này tác động lớn đến sự phát triển của toàn thế giới, gây áp lực gia tăng lên chủ nghĩa bảo hộ.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình 

Mối đe dọa từ sự leo thang trong chiến tranh thương mại đang gia tăng và đồng thời nó làm ảnh hưởng đến niềm tin giữa các nền kinh tế. Nhật Bản phụ thuộc lớn vào việc xuất khẩu các nguyên liệu thô cho Trung Quốc. Các nhà cung cấp vật liệu thô của Nhật Bản sẽ phải đối mặt với thực trạng nhu cầu giảm sút hơn từ các nhà sản xuất Trung Quốc sản xuất các sản phẩm cho Mỹ, gây ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu và đẩy áp lực lên nền kinh tế.

Nhật Bản đang phải chịu hậu quả nặng nề của tình trạng sụt giảm xuất khẩu sang Trung Quốc từ tháng 1-3/2019. Ngoài ra, việc tăng thuế cũng kéo nền kinh tế Trung Quốc đi xuống. Đồng thời, cũng chẳng có thời kỳ trăng mật nào cho Tổng thống Trump khi mà người tiêu dùng Mỹ sẽ phải chịu chi phí cao hơn và sẽ ăn mòn lợi ích hợp tác của Mỹ. Hơn nữa, việc tăng thuế cũng ngăn cản sự phát triển của thương mại, làm giảm sự lựa chọn, ảnh hưởng quan hệ ngoại giao và sự giao lưu văn hóa.

Khi cuộc chiến thương mại bước vào năm thứ hai, Trung Quốc tuyên bố sẽ đáp trả mọi động thái của Mỹ. Một thỏa thuận thương mại giai đoạn này sẽ tạo sự hồi phục cho nền kinh tế toàn cầu.

Nhưng vì sự căng thẳng này, ngày nay các nhà lãnh đạo hai nước đang đối mặt với áp lực chính trị gia tăng khi thực hiện các biện pháp bảo vệ nền công nghiệp trong nước. Nếu các nước này tập trung vào việc bảo vệ nền công nghiệp trong nước, nền kinh tế toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng lớn vì sự cản trở xuất khẩu hay các biện pháp ảnh hưởng đến các hoạt động của các công ty đa quốc gia ở nước ngoài.

Người tiêu dùng toàn cầu hiển nhiên cũng chịu tác động bởi khi các công ty gặp khó khăn trong hoạt động, buộc phải tăng giá cho các sản phẩm của mình thì hầu bao người tiêu dùng cũng bị tác động.

Chiến tranh thương mại phủ bóng đen lên nền kinh tế toàn cầu và gây bất ổn cho thị trường tiền tệ. Sức bật từ sự phát triển của nền kinh tế cũng bị tác động nhanh chóng vì việc tránh áp lực bảo vệ nền công nghiệp trong nước.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định áp thuế tiếp lên “tất cả hàng hóa Trung Quốc còn lại”, ước tính 300 tỷ USD.

Trước đó, hôm 9/5, Mỹ đã tăng thuế với hàng hóa Trung Quốc trị giá 200 tỷ USD với mức tăng từ 10-25%. Lý giải về quyết định này, ông Trump và các quan chức cấp cao khác của Mỹ cho biết, các cuộc đàm phán thương mại hai bên tiến triển “quá chậm” do Trung Quốc mới đây bất ngờ rút lại hầu hết các thỏa thuận trước đó.

Chính quyền Tổng thống Donald Trump hôm 10/5 nói với Trung Quốc rằng Bắc Kinh có thời gian 1 tháng để đi đến một thỏa thuận thương mại với Washington, nếu không sẽ bị Mỹ áp thuế lên toàn bộ hàng hóa mà nước này xuất khẩu sang Mỹ.

Phản ứng trước động thái trên của phía Mỹ, trưa 10/5, phía Trung Quốc đã ra tuyên bố bày tỏ lấy làm tiếc trước hành động của Mỹ, đồng thời khẳng định sẽ áp dụng các biện pháp đáp trả cần thiết.

Phía Trung Quốc cho rằng, vòng đàm phán cấp cao lần thứ 11 về kinh tế - thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ đang tiến hành, hy vọng phía Mỹ phối hợp hành động, cùng nhau nỗ lực, để giải quyết các vấn đề tồn tại giữa hai bên bằng các biện pháp hợp tác và hiệp thương.

Cuộc chiến thương mại có tác động tích cực lẫn tiêu cực

Với Việt Nam, cuộc chiến thương mại có thể ảnh hưởng trên nhiều phương diện. Nếu cuộc chiến này kéo dài, kinh tế thế giới đi xuống thì kinh tế Việt Nam cũng đứng trước nguy cơ sụt giảm. Bởi lẽ, khi nền kinh tế thế giới đi xuống thì kinh tế Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng theo.

Việt Nam cũng có thể trở thành đối tượng bị ảnh hưởng bởi việc đánh thuế mà cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung mang lại. Hàng hoá Mỹ không bán được sang Trung Quốc thì có thể sẽ dịch chuyển sang Việt Nam và khi hàng hóa Trung Quốc không bán được sang Mỹ thì cũng có thể được bán sang Việt Nam. Sức cạnh tranh do đó tăng lên.

Tuy nhiên, cuộc chiến thương mại cũng có thể mang đến những tích cực. Hàng hoá Trung Quốc, Mỹ khi sang Việt Nam nhiều hơn sẽ giúp người Việt có nhiều sự lựa chọn hơn, hoặc được bán rẻ hơn. Và quá trình dịch chuyển sản xuất có thể giúp Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất, thu hút đầu tư.

Cuộc chiến thương mại có tác động tích cực lẫn tiêu cực. Vậy nên Việt Nam cần thận trọng tránh bị mắc kẹt trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung nói riêng và chiến lược Mỹ-Trung nói chung.

(TS. Trần Việt Thái, Phó Viện trưởng, viện Nghiên cứu Chiến lược, học viện Ngoại giao Việt Nam)

Cuộc chiến tranh thương mại nổ ra, Trung Quốc chịu thiệt nặng 

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung Quốc nổ ra, Mỹ có ảnh hưởng nhưng không nhiều. Nhưng Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng mạnh. Có nhiều lý do khiến Trung Quốc chịu thiệt nặng hơn trong cuộc chiến thương mại với Mỹ: Thứ nhất, nền kinh tế Trung Quốc hiện nay đang có nhiều vấn đề như tồn tại nhiều nợ xấu. Thứ hai, Trung Quốc còn đang đối mặt với thực trạng bong bóng tín dụng, bong bóng bất động sản.

Vì lẽ đó nên nếu thêm việc đánh thuế vào hàng nhập khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ nữa, các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng và rất có thể dẫn đến tình trạng nổ các bong bóng đó. Nếu hai quả bóng đó nổ thì nền kinh tế Trung Quốc sẽ chịu ảnh hưởng lớn.

Mỹ cũng bị tác động từ cuộc chiến thương mại với Trung Quốc nhưng mức độ tác động thấp hơn bởi tổng giá trị hàng hoá Mỹ xuất khẩu sang Trung Quốc chỉ ở mức 150 tỷ USD. Nếu Trung Quốc áp thuế với 150 tỷ USD hàng hoá này, Mỹ hoàn toàn có thể có cách ứng phó.

Có nhiều mặt hàng trong số hàng bị áp thuế này nếu không xuất khẩu sang Trung Quốc, Mỹ có thể tìm nơi khác để xuất khẩu. Nhưng với tổng giá trị hàng hoá xuất sang Mỹ tới 500 tỷ USD, Trung Quốc không dễ để chuyển hướng xuất khẩu sang nơi khác.

(Ông Võ Đại Lược, Tiến sĩ khoa học, Chủ tịch trung tâm Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (tổ chức phi Chính phủ))