Tiêu điểm thế giới

Chiến sự Syria: Lý do Nga “bật đèn xanh” cho người Kurd “bắt tay” Syria và cảnh báo hậu quả khủng khiếp sau việc Mỹ bất ngờ rút quân

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov ngày 8/10 nói rằng Nga kêu gọi một cuộc đối thoại giữa người Kurd và chính phủ Syria nhằm giải quyết những vấn đề ở biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là cách duy nhất đạt được sự ổn định.

Nga cảnh báo về chính sách của Mỹ ở Syria

AFP đưa tin, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 9/10 đã cảnh báo các nguy cơ xảy ra liên quan việc Washington phát những tín hiệu lẫn lộn về việc rút quân Mỹ khỏi miền Bắc Syria.

Phát biểu sau cuộc hội đàm ở thủ đô Nur-Sultan của Kazakhstan, ông Lavrov cho hay, người Kurd "cực kỳ hoảng sợ" trước những tuyên bố của Mỹ, đồng thời lo ngại rằng những tín hiệu lẫn lộn này có khả năng kích động toàn khu vực.

Ông nói: "Điều này phải được ngăn chặn bằng mọi giá."

Trước đó, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 8/10 cho biết trong cuộc thảo luận với Tổng thống Nga Vladimir Putin, Hội đồng An ninh Liên bang (Thượng viện) đã cho rằng điều quan trọng là tránh cản trở tiến trình hòa bình ở Syria.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 9/10 đã cảnh báo các nguy cơ xảy ra liên quan việc Washington phát những tín hiệu lẫn lộn về việc rút quân Mỹ khỏi miền Bắc Syria.

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov ngày 8/10 nói rằng Nga kêu gọi một cuộc đối thoại giữa người Kurd và chính phủ Syria nhằm giải quyết những vấn đề ở biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ, theo hãng tin Sputnik.

“Chúng tôi đã liên lạc với đại diện của phía người Kurd và đại diện của chính phủ Syria, và khẳng định rằng chúng tôi đang khuyến khích họ khởi động một cuộc đối thoại nhằm giải quyết những vấn đề ở khu vực này của Syria, trong đó có những vấn đề đảm bảo an ninh ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria. Như trước đây, đây là cách duy nhất đạt được sự ổn định”, ông Lavrov nói.

Theo ông Peskov, cơ quan quyền lực này đã thảo luận về việc thành lập một ủy ban hiến pháp ở Syria và “lưu ý rằng trong giai đoạn này, mọi người nên tránh bất cứ hành động nào có thể cản trở tiến trình hòa bình ở Syria”.

Lực lượng người Kurd ngày 8/10 cho biết, họ có thể tiến hành đàm phán với chính phủ Syria và Nga, sau động thái "bật đèn xanh" cho Thổ Nhĩ Kỳ tấn công miền Bắc Syria của Tổng thống Mỹ.

"Nếu Mỹ rời khỏi khu vực, nhất là đường biên giới, thì chính quyền tự trị và lực lượng Dân chủ Syria (SDF) sẽ buộc phải tính tới mọi phương án. Chúng tôi có thể tiến hành đàm phán với Damascus hoặc Matxcơva để lấp chỗ trống, ngăn cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ", quan chức cấp cao của SDF Badran Jia Kurd nói với Reuters hôm 8/10.

Sau tuyên bố của SDF, Thứ trưởng Ngoại giao Syria Faisal Mekdad đã hoan nghênh người Kurd trở lại bàn đàm phán chính trị. "Chúng tôi sẽ bảo vệ toàn bộ lãnh thổ của Syria và chúng tôi sẽ không chấp nhận bất kỳ sự xâm chiếm nào. Damascus sẽ giải quyết mọi vấn đề bằng biện pháp tích cực, tránh xa bạo lực", ông Mekdad nói.

Thổ Nhĩ Kỳ kéo quân vào Syria

Theo hãng tin Bloomberg, các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ xác nhận chiều 9/10, các binh sỹ nước này đã bắt đầu vượt biên giới vào lãnh thổ Syria.

Cụ thể một nhóm nhỏ binh lính Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến vào Syria trong sáng ngày 9/10 tại hai điểm nằm dọc biên giới. Các điểm này gần với hai thị trấn Tal Abyad và Ras al-Ayn của Syria.

Cuộc thâm nhập của hai toán này là để chuẩn bị cho một hoạt động lớn hơn, theo lời một quan chức Thổ Nhĩ Kỳ giấu danh đã cấp tin cho hãng tin Bloomberg.

Các các lực lượng do người Kurd lãnh đạo chưa bình luận gì về tin tức này. Trước đó họ đã tuyên bố sẽ tự vệ trước cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ. .

Trước khi triển khai động thái trên, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã tấn công vào khu vực biên giới Syria-Iraq nhằm ngăn chặn các chiến binh người Kurd sử dụng tuyến đường này để tăng viện cho các lực lượng đang đóng tại Đông Bắc Syria.

Thổ Nhĩ Kỳ đã chuẩn bị để tiến vào vùng đông bắc Syria từ khi quân Mỹ bắt đầu rời khỏi khu vực này.

Hôm 8/10, các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ nói với Reuters rằng quân đội của họ vừa tấn công vùng biên giới Syria – Iraq nhằm ngăn các lực lượng người Kurd dùng tuyến đường này để củng cố lực lượng ở khu vực, nhưng chi tiết về cuộc tấn công vẫn mơ hồ.

Ankara nói rằng họ định lập ra một “vùng an toàn” nhằm đưa hàng triệu người tị nạn trở về Syria, nhưng kế hoạch này khiến nhiều đồng minh ở phương Tây lo ngại sẽ gây ra nhiều rủi ro.

Ông Fahrettin Altun, giám đốc truyền thông của văn phòng tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan, nói rằng các tay súng thuộc lực lượng người Kurd YPG hoặc sẽ phải bỏ đi hoặc Ankara sẽ phải “ngăn chặn họ phá hoại” cái mà ông gọi là cuộc đấu tranh của Thổ Nhĩ Kỳ trước các tay súng Hồi giáo.

“Thổ Nhĩ Kỳ không có tham vọng ở đông bắc Syria ngoài việc trung lập hóa mối mối đe dọa từ lâu đối với các công dân Thổ Nhĩ Kỳ và giải phóng người dân địa phương khỏi tay các lực lượng côn đồ có vũ trang”, ông Altun viết.