Tiêu điểm thế giới

Chiến sự Syria: Liều lĩnh tấn công chiếm đất của quân đội Syria, phiến quân bỏ mạng cả loạt ở Idlib

Các nhóm phiến quân đã mở đợt tấn công mới nhằm vào hàng phòng thủ của quân đội Syria ở Đông Nam Idlib trong nỗ lực chiếm lại các vùng đất chúng bị mất hồi tháng trước. Tuy nhiên, phiến quân thất bại nhanh chóng.

Theo AMN, các nhóm phiến quân đã mở đợt tấn công mới nhằm vào hàng phòng thủ của quân đội Syria ở Đông Nam Idlib trong nỗ lực chiếm lại các vùng đất chúng bị mất hồi tháng trước.

Được dẫn đầu bởi các phiến quân Hay’at Tahrir Al-Sham, các phiến quân bắt đầu cuộc tấn công bằng việc tấn công vào hàng phòng thủ của quân đội Syria ở gần các thị trấn Al-Bursa và Samkah ở Đông Nam Idlib.

Tuy nhiên, ngay khi các vụ đụng độ nổ ra, các nhóm phiến quân đã chịu sự tấn công khốc liệt từ lực lượng không quân Nga dưới sự yểm trợ của nhiều máy bay chiến đấu.

Các nguồn tin quân sự gần mặt trận tiền tuyến cho biết quân đội Syria có thể đã đẩy lùi các cuộc tấn công của phiến quân sau khi phiến quân rút lui khỏi Samkah vì tổn thất lớn. Hàng chục phiến quân bỏ mạng trong cuộc chiến này.

Không lâu sau khi phiến quân tấn công, không quân Nga và Syria đã mở một số cuộc không kích ngang khắp Nam Idlib, và phần lớn các cuộc không kích tập trung vào khu vực Ma’arat Al-Nu’man.

Quân đội Syria đang mở đợt tấn công lớn vào Đông Nam Idlib tuy nhiên vì thời tiết xấu ở khu vực này, quân đội Syria đã phải tạm thời dừng các hoạt động tấn công.

Mỹ bất ngờ rút quân khỏi căn cứ tại "chảo lửa" Syria

Mỹ đã sơ tán một trong những căn cứ quân sự của mình ở tỉnh Hasakeh, thuộc đông bắc Syria và chuyển tới Iraq, giữa lúc căng thẳng leo thang.

Khoảng 40 xe tải chở thiết bị hậu cần và xe quân sự đã rời khỏi căn cứ và đi vào lãnh thổ Iraq thông qua cửa khẩu biên giới al Waleed.

Truyền thông Syria đưa tin, quân đội Mỹ cũng bắt đầu sơ tán hai căn cứ của mình tại mỏ dầu al-Omar và nhà máy khí Conoco, ở phía đông bắc của tỉnh Deir Ezzor.

Bà Maria Zakharova, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Nga cho biết, sự leo thang căng thẳng ở Trung Đông bị kích động bởi cuộc tấn công của Mỹ tại Iraq vào sáng 3/1.

Cụ thể, Mỹ đã dùng máy bay không người lái phóng hai quả tên lửa vào đoàn xe chở tướng Soleimani đang rời sân bay quốc tế Baghdad ở Iraq. Vụ việc khiến tướng Soleimani, chỉ huy dân quân Iraq Abu Mahdi al-Muhandis và một số người khác thiệt mạng.

Ngày 4/1, Mỹ tiếp tục triển khai đợt không kích mới nhắm vào vị trí của một thủ lĩnh lực lượng bán vũ trang Hashed al-Shaabi do Iran hậu thuẫn, khiến ít nhất 6 người chết, 3 người bị thương nặng.

Ngày 7/1, Iran đã bắt đầu có động thái "trả đũa Mỹ. Quốc hội Iran thông qua dự luật xem tất cả lực lượng quân sự Mỹ và nhân viên của Lầu Năm Góc cùng các tổ chức, mật vụ, tư lệnh liên quan và những ai đã ra lệnh giết tướng Soleimani đều là khủng bố.

Ngày 8/1, Iran nã hơn chục tên lửa vào hai căn cứ quân sự trên đất Iraq có lính Mỹ đồn trú tại al-Asad và Irbil.

Nằm ở ngã ba Á - Âu - Phi, Trung Đông nắm giữ vị trí địa chính trị quan trọng và luôn được xem là tâm điểm chiến lược của thế giới vì có nhiều dầu mỏ. Ngược dòng thời gian mới thấy, những bất ổn ở Trung Đông đã có từ lâu, trong khi chúng kéo dài chưa hồi kết thì lại có hàng loạt những bất ổn mới bị khơi lên.