Tiêu điểm thế giới

Chiến lược khôn ngoan đưa Nga đến thế được “kiêng nể” ở Trung Đông khi Mỹ ngày một lép vế

Phản ứng của cộng hòa Síp và Thổ Nhĩ Kỳ với dự luật tại Quốc hội Mỹ cho thấy Nga là một người chơi lớn hơn ở Đông Địa Trung Hải. Nga xác định xây dựng quan hệ đồng minh của mình với các đối tác lớn của Mỹ bằng cách khôn ngoan.

Theo Dailysabah, dư luận thế giới dồn sự chú ý vào Trung Đông nhiều trong thập kỷ qua  với những tên tuổi của các quốc gia trong khu vực này như Iran, Syria, Ai Cập, Iraq và Libya. Nhưng, bất cứ khi nào nói về Trung Đông, Nga luôn được xem là một vế của phương trình. Nga đang ở Syria trong khi đó phía bên kia là các quốc gia thuộc Địa Trung Hải mà Israel đứng đầu nhưng hầu hết các nước này đều có quan hệ thân thiết với Nga.

Sẽ là không hợp lý khi nghĩ rằng Nga liên hệ với Trung Đông chẳng qua chỉ vì cuộc chiến ở Syria. Thực tế, Nga duy trì quan hệ với nhiều quốc gia ở khu vực này như Hy Lạp, Israel.

Moscow có lịch sử quan hệ lâu đời với Tel Aviv cũng như với Damascus từ thời Xô Viết. Liên Xô là một trong những quốc gia đầu tiên thừa nhận Israel và bỏ phiếu cho nước này trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc năm 1967.

Quan hệ của 2 nước bắt đầu thân thiết hơn sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Đây cũng là thời gian chứng kiến sự di cư mạnh mẽ của người Liên Xô sang Israel. Moscow đã luôn nỗ lực hòa giải cho Syria và Israel trong những giai đoạn căng thẳng đồng thời Nga là người bảo trợ cho Damascus trong những năm 70 và trong khi không thể hòa giải được sự bất đồng giữa hai nước, Moscow vẫn luôn duy trì quan hệ chặt chẽ với Tel Aviv.

Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump 

Israel cũng liên tục bày tỏ quan ngại về an ninh biên giới với Moscow sau khi nổ ra cuộc chiến ở Syria năm 2011. Mối quan tâm cơ bản của Israel là Iran, một đồng minh của Nga.

Cũng vì điều này mà Israel đã tấn công lực lương Iran ở Syria với các đợt không kích và tên lửa xuyên biên giới. Lo lắng của Israel về sự hiện diện của Iran ở Syria khiến Israel tăng cường liên lạc với Nga. Ngoài ra, trong chính sách của Israel còn có việc nước này nỗ lực nhằm giữ cho lợi ích của Mỹ tại khu vực này được đảm bảo.

Tổng thống Mỹ hiện tại, Donald Trump, đã loại bỏ gần như tất cả các chính sách của chính quyền người tiền nhiệm Obama, tiếp tục chính sách nhiều mâu thuẫn của Mỹ ở Syria và ở Trung Đông nói chung. Điều này buộc Israel phải trở nên gần gũi hơn với Nga. Việc Nga triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa S-300 và sau đó là S-400 như một phần trong hợp tác của Moscow với Syria ở Đông Địa Trung Hải, càng làm tăng thêm sự lo lắng của Israel, vì S-400 tiên tiến hơn nhiều và có tầm bắn xa hơn , gây nguy hiểm lớn hơn cho Israel. 

Bất chấp hai mối quan tâm chính của Israel trong 5 năm qua ở nội chiến Syria, đó là sự hiện diện của Iran ở nước này và việc triển khai pin S-400, Tel Aviv và Moscow vẫn duy trì quan hệ ngoại giao ở mức cao nhất.

Đường ống dẫn khí chiến lược ở Địa Trung Hải

Diễn đàn dầu khí Đông Địa Trung Hải được thành lập với sự tham gia của bảy quốc gia vào tháng 1/2019. Israel, cộng hòa Síp, Hy Lạp đã ký một thỏa thuận một năm sau đó, vào tháng 1 năm 2020, để vận hành ba đường ống khí đốt tự nhiên, để vận chuyển khí đốt tự nhiên mỗi năm từ Israel đến lục địa châu Âu thông qua Hy Lạp. 

Một phần trong thỏa thuận của ba nước này có việc xây dựng đường ống Poseidon, đây sẽ là đường ống dưới đáy biển sâu nhất thế giới, với chi phí xây dựng ước tính từ 7 tỷ đến 10 tỷ USD. Khí đốt tự nhiên từ đường ống này sẽ đáp ứng 2% nhu cầu năng lượng trên khắp châu Âu, mặc dù với giá cao hơn (cao gấp hai lần rưỡi so với khí đốt tự nhiên từ Nga).

Nga vẫn tiếp tục mối quan hệ tốt đẹp với Hy Lạp  và cộng hòa Síp từ thời Chiến tranh Lạnh, một phần là do vị trí địa lý của cộng hòa Síp. Việc thiếu giải pháp thống nhất giữa các bên Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ với hòn đảo Síp mang lại lợi ích cho Nga.

Israel, ở Đông Địa Trung Hải, cũng muốn giữ mối quan hệ nồng ấm với Hy Lạp và cộng hòa Síp. Tuy nhiên, điều này tạo ra sự khúc mắc với Nga bởi vì Israel có thể có được sự hỗ trợ về nguồn khí đốt tự nhiên từ cộng hòa Síp sau khi nước này không nhận được nguồn nguyên liệu này từ Mỹ ở Syria.

Đạo luật đối tác năng lượng và an ninh Đông Địa Trung Hải năm 2019, vẫn chưa được bỏ phiếu tại Quốc hội Mỹ và đây là dự luật ​​hợp tác giữa Israel, Síp và Hy Lạp. Một trong những mục đích của dự luật là ngăn chặn Nga tiếp cận các cảng Paphos và Limassol của Cộng hòa Síp. Tuy nhiên, Síp tuyên bố từ chối đề xuất của Mỹ và từ chối đóng cảng với các tàu Nga. Sau đó, Bộ Ngoại giao Nga đã đưa ra một lời giải thích cho biết:

“Dự luật này nhằm mục tiêu phát triển hợp tác cộng hòa Síp-Mỹ, tuy nhiên trong đó có một điều khoản mang mục đích gây tổn hại trực tiếp đến sự hợp tác giữa Nga và Síp. Nga luôn kiên quyết cam kết nguyên tắc không can thiệp vào quan hệ giữa các quốc gia khác. Chúng tôi tin rằng không ai có quyền can thiệp vào cuộc đối thoại mang tính xây dựng mà chúng tôi đã có với Síp trong nhiều năm”.

Quốc hội Mỹ cũng đã đưa vào dự luật này một số thách thức nhằm cản Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 từ Moscow. Nhưng Ankara tiếp tục với kế hoạch mua S-400 từ Nga. 

Phản ứng của cộng hòa Síp và Thổ Nhĩ Kỳ với dự luật tại Quốc hội Mỹ cho thấy Nga là một người chơi lớn hơn ở Đông Địa Trung Hải. 

Không bận tâm rằng Israel, nước có quan hệ chặt chẽ, là đồng minh thân cận của Mỹ, Nga xác định xây dựng quan hệ đồng minh của mình với các đối tác lớn của Mỹ bằng cách khác. Nga cũng không xem việc bán vũ khí S-400 cho Ankara chỉ vì Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia NATO. 

Tuy nhiên, các chính sách của Mỹ trong khu vực lại trái ngược hoàn toàn với chính sách của Nga. Việc Ankara liên tục đòi hỏi Mỹ hỗ trợ hệ thống phòng thủ Patriot để đảm bảo an ninh biên giới của Thổ Nhĩ Kỳ khiến S-400 trở thành một món hời. 

Việc Mỹ lơ là trong cung cấp viện trợ và hỗ trợ cho các đồng minh từng được nhắc đến nhiều. Mỹ cũng không ngại ban bố lệnh trừng phạt với các quốc gia không tuân theo những yêu cầu của Mỹ. Tuy nhiên, thế giới mới đã chuyển biến khác và sẽ không còn chấp nhận hành vi đó thêm nữa.