Văn hoá

Câu nói cửa miệng thể hiện chí lớn của Lưu Bị và Đường Tăng

Câu nói cửa miệng của Lưu Bị và Đường Tăng không chỉ là một cách giới thiệu bản thân mà còn thể hiện chí lớn của họ.

Tam quốc diễn nghĩaTây du ký đều là những tác phẩm được liệt vào hàng tứ đại danh tác của văn học Trung Hoa. Trong đó nếu ai đã từng đọc qua hay xem những bộ phim chuyển thể về hai danh tác này, đều sẽ biết đến Lưu Bị và Đường Tằng. Đây là hai nhân vật chính và mỗi khi xuất hiện thường luôn có một câu nói cửa miệng để giới thiệu về bản thân.

Trong Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, chúng ta đều nghe rất quen câu này của Lưu Bị: “Tại hạ Lưu Bị, hậu duệ của Trung Sơn Tĩnh Vương Lưu Thắng”. Thực tế, chẳng có ai muốn hỏi Lưu Bị là hậu duệ, con cháu của ai, vì vậy, cách nói đó của Lưu Bị quả thực rất thừa và vô duyên. Tuy nhiên, đi đâu Lưu Bị cũng chỉ có một cách nói như vậy. Điều này chứng tỏ, đây là nhân vật không hề tầm thường, dù cho xuất thân nghèo khổ nhưng Lưu Bị là người ôm chí lớn, cũng nhờ danh dòng dõi Hán thất mà có thể chiêu hiền được nhiều nhân tài.

Trong Tây du ký của Ngô Thừa Ân chúng ta cũng nghe một câu rất quan thuộc của Đường Tăng: “Bần tăng đến từ đông thổ Đại Đường, đang trên đường đến Tây Thiên thỉnh kinh”. Câu nói này của Đường Tăng cho thấy lai lịch cua ông và nhiệm vụ ông đang làm, cũng vì câu nói tự giới thiệu này mà nhiều yêu quái biết để bắt Đường Tăng, vì đa số yêu quái đều không biết ông.

Câu nói cửa miệng của Lưu Bị và Đường Tăng không chỉ là một cách giới thiệu bản thân mà còn thể hiện chí lớn của họ. Lưu Bị muốn khôi phục nhà Hán, Đường Tăng muốn thỉnh kinh để cứu độ chúng sinh. Tuy nhiên, câu nói của Lưu Bị giúp ông tạo dựng được lòng tin chiêu mộ được nhiều nhân tài, còn Đường Tăng đa phần dẫn dụ yêu quái và những người có ý đồ xấu, gây họa cho mình.

Lưu Bị tự là Huyền Đức, là Hoàng đế khai quốc của nước Quý Hán (Thục Hán), một chính trị gia và thủ lĩnh quân sự vào cuối thời nhà Đông Hán, đầu thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc.

Đường Tăng trong tiểu thuyết Tây du ký, kiếp trước vốn là Kim Thiền Tử - đồ đệ thứ hai của Phật Tổ Như Lai. Do Kim Thiền Tử ngủ gật và vô tình đá đổ một hạt gạo nên bị phạt đày xuống trần gian tu 10 kiếp và phải trải qua 81 kiếp nạn mới được trở lại Linh Sơn.

Quốc Tiệp