Sức khỏe

Cảnh giác với tác dụng phụ đáng lo ngại của lá trầu không

Lá trầu không từ xưa đến nay vẫn được người dân sử dụng như một dược liệu để trị một số bệnh theo kinh nghiệm dân gian. Tuy nhiên, ít ai biết rằng nó có tác dụng phụ đáng lo ngại nếu không biết dùng đúng cách.

Trầu không là cái tên còn xa lạ đối với nhiều người Việt Nam. Nó không chỉ là một biểu tượng văn hóa của người Việt mà còn đóng vai trò như một dược liệu hữu ích.

Ttrong Đông y, gout được gọi là thống phong, nguyên nhân do rối loạn chuyển hoá axit uric trong máu. Bệnh gout nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ chuyển sang giai đoạn mạn tính với những biến chứng khôn lường như biến dạng khớp, tàn phế và thậm chí là tử vong.

Lá trầu không.

Từ ngàn năm trước khi các loại thuốc điều trị gout vẫn còn xa xỉ thì con người đã tìm cách chế ngự “căn bệnh vua chúa” này bằng các thảo dược thiên nhiên. Một trong số đó trị gút bằng lá trầu không – một cách làm vô cùng đơn giản, hiệu quả lại an toàn, dễ làm.

Với việc phát hiện khả năng điều trị bệnh gout tuyệt vời của lá trầu không, rất nhiều người bệnh đã thoát khỏi ám ảnh do những cơn đau gout thấu tận tim gan gây ra. Và đến tận bây giờ, bài thuốc trị gout từ lá trầu không vẫn có sức sống mãnh liệt và được nhiều người bệnh truyền tai nhau sử dụng.

Lá trầu ở nước ta có 2 loại: Trầu mỡ và trầu quế. Trầu mỡ có lá to bóng, còn trầu quế lá nhỏ hơn, xanh đậm và cay hơn, hay dùng để ăn trầu với cau và vôi. Lá trầu chứa 0,8-1,8% (-2,4%) tinh dầu thơm, có vị nồng gồm chủ yếu là 2 phenol: betel-phenol là đồng phân của eugenol và chavicol kèm theo nhiều hợp chất phenolic khác. Chúng có tác dụng kháng sinh rất mạnh đối với các loại vi khuẩn, tụ cầu khuẩn, liên cầu khẩu, song cầu khuẩn, vi khuẩn subtillis và trực trùng coli.

Chưa hết, là trầu không còn giúp phục hồi các khớp bị hư tổn, cải thiện rối loạn chuyển hóa đồng thời đào thải các chất độc, cặn bã ra khỏi cơ thể được dễ dàng hơn. Nhờ đó, lá trầu không luôn có mặt trong các bài thuốc giúp trị bệnh gout, giảm viêm phổi, viêm phế khoản, tiêu đờn, trị nấm, táo bón.

Áp dụng bài thuốc khoa học từ lá trầu không còn tốt cho hệ tiêu hóa, tăng hiệu quả làm việc của các cơ vòng dạ dày, thực quản, giúp giảm nhanh lượng axit thừa tránh được bệnh trào ngược dạ dày thực quản, giúp hấp thu khoáng chất và vitamin tốt hơn.

Tuy nhiên, nhiều người tự sử dụng lá trầu không theo kinh nghiệm dân gian mà không biết rằng nó có tác dụng phụ.

Chiều 28/9, trả lời trên Zing, bác sĩ chuyên khoa da liễu Hoàng Văn Tâm nói về ca bệnh liên quan lá trầu không khiến không ít người giật mình.

Hai chân của nữ bệnh nhân sau khi ngâm trong nước lá trầu không. (Ảnh: BSCC).

Bệnh nhân là cô gái 20 tuổi, đã ngâm chân vào chậu nước lá trầu không để trị mùi hôi. Để tăng hiệu quả, cô gái lấy tay phải vớt nước tưới thêm vào mu và cẳng chân. Hôm sau, tay phải và 2 chân của cô bị đỏ da, rồi bong vảy, giống như bạch biến.

“Bệnh nhân điều trị bằng thuốc uống, thuốc bôi trong thời gian dài nhưng không hiệu quả. Sau đó, cô tham gia hội bạch biến trong nỗi tuyệt vọng”, bác sĩ Tâm kể.

Khám và khai thác lại tiền sử bệnh, bác sĩ phát hiện bệnh nhân không mắc bạch biến. Nguyên nhân thực sự dẫn tới tình trạng bệnh lý này là viêm da tiếp xúc giảm sắc tố do lá trầu không. Hiện tại, bệnh nhân này được điều trị tại Bệnh viện Da liễu Trung ương (Hà Nội).

“Bệnh nhân được chiếu UVB và bôi tacrolimus nhưng sau 1,5 tháng không đỡ. Hiện tại, cô gái này dùng excimer phối hợp tacrolimus, có dấu hiệu giảm. Nếu không hết hoàn toàn, bệnh nhân có thể sẽ được cấy tế bào hắc tố vào vùng tổn thương”, bác sĩ Tâm cho hay.

Tay phải của cô gái cũng bị giảm sắc tố. (Ảnh: BSCC).

Không chỉ cô gái nói trên, bác sĩ Tâm từng tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị biến chứng nặng nề từ việc sử dụng lá trầu không khi chăm sóc da mặt, trị nám.

“Nhiều người sử dụng lá trầu không theo kinh nghiệm dân gian mà không biết rằng tác dụng phụ của nó khi được hấp, chiết xuất để bôi hoặc ngâm có thể gây viêm da tiếp xúc nặng, tăng, giảm sắc tố”, bác sĩ Tâm cảnh báo.

Ông cho biết thêm lá trầu chứa phenolic compounds, có cơ chế ức chế sản xuất melanin và lột da nên tác dụng làm trắng nhanh. Nhóm này bao gồm benzen, phenol, catechol, hydroquinone.

Nếu dùng lâu dài, nó sẽ làm mất hoàn toàn màu da, tạo thành hình ảnh giảm sắc tố hình chấm trên nền tăng sắc tố. Tác dụng giảm sắc tố của những chất này sẽ tự mất đi theo thời gian. Nhiều người có thói quen ăn trầu cũng dẫn đến việc giảm sắc tố vùng khoang miệng.

Bác sĩ Tâm dẫn một nghiên cứu trên 15 con chuột sử dụng lá trầu không hấp cho thấy viêm da tiếp xúc gặp ở 13/15 con, tăng sắc tố 12/15 con và làm cho lông chuột trở nên trắng 8/15 con.

Do vậy, bác sĩ khuyến cáo người dân trước khi sử dụng phương pháp dân gian, trị bệnh với loại lá này, nên thận trọng để giảm thiểu tác dụng phụ.

Quốc Tiệp (tổng hợp)