Đời sống

Cảnh báo món ăn “cực hại gan" nhiều người Việt vẫn ăn hàng ngày

Đang khỏe mạnh bà cụ đột ngột qua đời vì ung thư gan. Bác sĩ cho biết nguyên nhân xuất phát từ thói quen ăn thực phẩm này hàng ngày.

Bà Vương, 64 tuổi, người Trung Quốc, thường ngày không có thói quen uống rượu, hút thuốc lá. Tuy nhiên vì có tiền sử mắc bệnh viêm gan B nên khi thấy vùng bụng dưới bên phải đau nhức, khó chịu, cơ thể không còn sức lực, bà quyết định tới bệnh viện khám. Sau khi được siêu âm, chụp CT và làm các xét nghiệm khác bà được chẩn đoán mắc bệnh ung thư gan giai đoạn cuối. Dù cố gắng chữa trị nhưng một thời gian ngắn sau bà vẫn không thể qua khỏi.

Dưa muối chua là món ăn quen thuộc trong bữa ăn của người Việt nhưng nên ăn hạn chế. 

Về trường hợp của bà Vương, các bác sĩ không khỏi tiếc nuối: Dưa muối chua là thực phẩm rất hại cho gan nhưng bệnh nhân, vốn có tiền sử bị viêm gan B, lại gần như ăn hàng ngày. Bà luôn thấy bữa cơm thật nhạt nhẽo, khó nuốt nếu không có món ăn này.

Đây cũng là món ăn phổ biến với người dân châu Á, trong đó có Việt Nam. Dưa muối có vị đậm đà, kích thích vị giác, giúp mọi người cảm thấy ngon miệng. Nhiều người dù bữa cơm có bao nhiêu sơn hào hải vị thì bên cạnh luôn phải có đĩa nhỏ dưa muối chua.

Nhưng tại sao dưa muối lại gây tổn thương gan? Theo nghiên cứu, trong dưa chua, nhất là dưa muối xổi có lượng nitrite và muối tương đối cao. Thời gian dài ăn dưa muối sẽ khiến cơ thể hấp thu nhiều nitrite và muối, gây gánh nặng cho gan, thận; khiến gan dễ bị bệnh.

Ngoài ra khi ăn vào nitrit trong dưa muối tác động vào các axit amin từ các thực phẩm khác như thịt, cá… tạo thành hợp chất nitrosamine, là chất gây ung thư, dẫn đến bệnh gan, thậm chí là ung thư gan.
Dưa muối bán sẵn còn có thể được thêm một số chất phụ gia, cũng sẽ gây tổn thương cho gan. Do đó, để bảo vệ gan, các bác sĩ khuyến cáo mọi người nên hạn chế ăn các loại thực phẩm muối chua.

Bên cạnh đó để có lá gan khỏe mạnh chúng ta cần lưu ý những điều sau:

-Có chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn nhiều trái cây tươi và rau quả, ăn ít rau muối chua và các loại thịt muối, bổ sung nhiều vitamin và chất xơ. Tránh xa các loại thực phẩm nhiều dầu, chất béo, đường, đồng thời không hút thuốc lá và uống rượu.

-Giữ tâm trạng lạc quan, thoải mái, bớt tức giận: Lý luận của y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng "tức giận làm tổn thương gan". Còn theo Tây y, khi tức giận cơ thể sẽ tiết ra chất catecholamine, làm tăng lượng đường trong máu và các chất độc, lâu dài sẽ làm tổn hại đến chức năng gan.

-Chủ động theo dõi “sức khỏe” của lá gan: Người bình thường nên thăm khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh gan như viêm gan B cần đến bệnh viện kiểm tra chức năng gan thường xuyên để phát hiện kịp thời và can thiệp sớm.

Việc sử dụng thuốc kháng vi-rút có thể ngăn chặn hoặc làm chậm quá trình sinh sản của vi-rút viêm gan B, do đó làm giảm tác hại của vi-rút đối với gan và giảm viêm gan. Tuy nhiên, thuốc kháng vi-rút cần được sử dụng đúng theo liều lượng và thời gian chỉ định để phòng tránh những tác dụng phụ có thể xảy ra.

-Tập thể dục thường xuyên: Chọn một phương pháp tập thể dục phù hợp với bạn có thể tăng tốc độ trao đổi chất của cơ thể, do đó đẩy nhanh quá trình thải độc.

Việc kiên trì tập thể dục cũng mang lại nhiều lợi ích cho gan. Một là tăng tốc độ trao đổi chất của gan, ngăn chặn sự tắc nghẽn của các chất độc trong gan, giảm tổn thương gan. Thứ hai, nó có thể đẩy nhanh tốc độ đốt cháy mỡ trong gan, giảm hàm lượng mỡ trong gan, giảm gánh nặng cho gan, giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ.

Minh Hoa (t/h)