Tiêu điểm thế giới

Cái kết cay đắng khi Thổ quyết mua S-400 của Nga mặc Mỹ “nổi giận”

Phản ứng của Mỹ và đồng minh khi quyết định đình chỉ Thổ Nhĩ Kỳ tham gia chương trình sản xuất F-35 xem ra không có gì đáng ngạc nhiên.

Theo Ahvalnews, Mỹ quyết định đình chỉ việc Thổ Nhĩ Kỳ tham gia chương trình F-35 để đáp trả việc nước này mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga không có gì ngạc nhiên. Tuy nhiên, Mỹ và phương Tây phải tiếp tục cố gắng giải quyết những khác biệt chính trị thông qua đối thoại, James Foggo , một đô đốc Hải quân Mỹ đã nghỉ hưu từng có 39 năm công tác trong Chương trình Quốc phòng và An ninh Xuyên Đại Tây Dương của Trung tâm Phân tích Chính sách Châu Âu (CEPA) cho biết.

Ông Foggo cũng cho rằng Địa Trung Hải trở lại vị thế của một trung tâm địa chính trị?

Địa Trung Hải là “huyết mạch” của thương mại và giao thương từ Bắc Mỹ đến Châu Âu. Sự tập trung toàn cầu vào khu vực Địa Trung Hải đã tồn tại trong suốt lịch sử nhân loại và giờ đây trở nên quan trọng hơn bao giờ hết vì sự cạnh tranh quyền lực lớn.

Trong thế kỷ 21, cuộc cạnh tranh trong lĩnh vực hàng hải này nhấn mạnh tầm quan trọng của các tuyến đường biển liên lạc (SLOC). Quốc gia Hy Lạp là một trong những đồng minh và bạn bè truyền thống của Mỹ và quốc gia này nằm ở một trong những khu vực hàng hải tích cực nhất trên thế giới - Địa Trung Hải.

Hệ thống phòng thủ S-400 của Nga khiến quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ - NATO căng thẳng

Phía Đông Địa Trung Hải đã chứng kiến ​​những xáo trộn lớn trong vài năm qua. Một trong những đặc điểm dễ thấy nhất đó là việc Thổ Nhĩ Kỳ có nhiều hoạt động ở ngoại vi - quân đội Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria và Iraq, sự hiện diện và viện trợ quân sự của Ankara với các chiến binh nước ngoài ở Libya và Nam Caucasus và sự liên kết rất chặt chẽ với Nga.

Và S-400 là vấn đề chính ở đó. Thổ Nhĩ Kỳ dường như đang ngày càng xa rời phương Tây?

Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên của NATO từ năm 1951. Các binh sĩ, thủy thủ và không quân Thổ Nhĩ Kỳ đã phục vụ cùng với 29 quân nhân của các quốc gia NATO khác tại Trụ sở Chỉ huy Lực lượng Liên quân Đồng minh ở Naples, Ý. Thân thiện và chuyên nghiệp, các quân nhân Thổ Nhĩ Kỳ đã đóng góp vào thành công của các nhiệm vụ trong hàng loạt các hoạt động của Liên minh, ông Foggo chia sẻ.

Chính vì thái độ tích cực trong việc đóng góp và tuân thủ nguyên tắc của NATO mà khi Ankara đưa ra quyết định mua S-400 của Nga mặc Mỹ và NATO phản đối đã gây ngạc nhiên lớn.

Phản ứng của Mỹ và đồng minh khi quyết định đình chỉ Thổ Nhĩ Kỳ tham gia chương  trình sản xuất F-35 xem ra không có gì đáng ngạc nhiên. Và điều hẳn nhiên, quyết định này sẽ tác động tiêu cực đến Thổ Nhĩ Kỳ về mặt phát triển công nghệ, lợi ích kinh tế và khả năng tương tác với các đồng minh NATO khác. Đây chính là cái giá phải trả cho việc bất chấp mua S-400 của Nga bằng mọi giá.

Dẫu vậy, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn là một thành viên của liên minh NATO và vẫn duy trì mục tiêu hội nhập nhóm. Và những trở ngại từ sự bất đồng trong vấn đề S-400 hẳn nhiên cần đến ngoại giao cấp cao và giải quyết bằng con đường chính trị. Đây là lúc các nhà ngoại giao giữ vai trò quan trọng.

Trong số những người đối thoại giàu kinh nghiệm nhất thường xuyên đàm phán về những vấn đề này có hai nhân vật là Đại sứ Geoff Pyatt (Hy Lạp) và Đại sứ David Satterfield (Thổ Nhĩ Kỳ).

Việc giải quyết những khác biệt chính trị với các đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ thông qua con đường ngoại giao hẳn vẫn tiếp tục.