Đời sống

Cách bày mâm ngũ quả cho Tết Qúy Mão hợp phong thủy, cả năm no đủ

Mâm ngũ quả trong ngày Tết cổ truyền là rất quan trọng để nói lên sự sung túc và mong muốn đầy đủ trong năm mới.

Ý nghĩa mâm ngũ quả trong ngày Tết của người Việt Nam

Từ xưa mâm ngũ quả là thứ không thể thiếu trên bàn thờ trong mỗi gia đình dịp Tết. Mâm ngũ quả thờ trong dịp Tết là một trong những nét văn hóa đặc trưng của người Việt, thể hiện cho lòng thành kính, đạo lý uống nước nhớ nguồn của con cháu đối với ông bà tổ tiên.

Ở mỗi vùng miền, địa phương mâm ngũ quả lại có cách bài trí, sắp xếp khác nhau và theo từng quan niệm, nó cũng mang những ý nghĩa khác nhau.

Theo quan niệm trong đạo Phật, ngũ quả là 5 màu quả tượng trưng cho ngũ thiện căn bao gồm: Huệ căn (sáng suốt), niệm căn (ghi nhớ), định căn (tâm không loạn), tấn căn (ý chí kiên trì) và tín căn (lòng tin). Quan niệm này được nhắc nhiều trong kinh Vu Lan bồn hay còn gọi là Vu lan báo hiếu (Ullambana Sutra). Còn trong quan niệm của người Việt và văn hóa phương Đông nói chung, thì mâm ngũ quả thể hiện 5 yếu tố ngũ hành Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ. 5 hành trên được coi là những yếu tố cấu thành nên vũ trụ. Khi có đủ các hành nghĩa là cuộc sống sẽ được cân bằng, no đủ.

Nhiều người quan niệm, mâm ngũ quả thể hiện cho ngũ hành nên các loại quả thờ ngày Tết thường được phối theo 5 màu sắc tương ứng: Màu trắng (kim), màu xanh (mộc), màu đen (thủy), màu đỏ (hỏa), màu vàng (thổ).

Khi lựa chọn được các loại hoa quả có màu sắc phù hợp, hoa quả sẽ được xếp xen kẽ từng loại quả với nhau để tạo nên nét hài hòa, cân đối và hợp với phong thủy.

Màu đỏ tượng trưng cho hành Hỏa, thường là các loại quả: Hồng, táo tây, thanh long…

Màu trắng tượng trưng cho hành Kim, người Việt hay chọn roi, mận hoặc lê,…

Những loại quả như chuối xanh, đu đủ xanh, mãng cầu, quả na, sung, dừa, dưa hấu... tượng trưng cho hành Mộc.

Với hành Thổ có thể chọn những loại quả có màu nâu, nâu đất hay vàng như xoài chín, bưởi, phật thủ chín, quýt vàng, cam vàng...

Màu đen tượng trưng cho hành Thủy, có thể chọn những loại quả như nho đen hoặc các quả có màu tối, sậm.

Mâm ngũ quả ngày tết. Ảnh: Internet.

Mâm ngũ quả đặc trưng miền Bắc: Nếu người miền Bắc chuộng chuối, thì người miền Nam lại kỵ vì phát âm từ này giống chúi nhủi, làm ăn không phất lên được. Hay lê, táo, cam, quýt cũng không được nhiều người miền Nam dùng để bày mâm ngũ quả.

Mâm ngũ quả đặc trưng miền Trung: Mâm ngũ quả là một phần không thể thiếu trong ngày tết cổ truyền của người Việt Nam. Trước là thờ cúng tổ tiên, sau là ước mong năm mới được an khang, thịnh vượng hơn năm trước. Mỗi loại quả khi bày trên bàn thờ đều có ý nghĩa riêng, để gửi gắm ước nguyện, cầu mong của mình trong năm mới. Tùy theo từng vùng miền với đặc trưng về khí hậu, sản vật và quan niệm riêng mà người ta chọn các loại quả khác nhau để bày mâm ngũ quả.

Mâm ngũ quả đặc trưng miền Nam: Bày mâm ngũ quả theo mong muốn “Cầu sung vừa đủ xài” ước mong năm mới đủ đầy, sung túc, tương ứng với 5 loại quả: Mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài. Ngoài ra, còn có thêm quả thơm (dứa) với mong muốn con cháu đầy nhà và một cặp dưa hấu xanh vỏ đỏ lòng để cầu may mắn.

Sai lầm cần tránh khi bày mâm ngũ quả ngày Tết

Bày quả ướt sẽ khiến hoa quả nhanh thối, hỏng. Vì thế, sau khi rửa hoa quả bạn cần thấm khô hoàn toàn rồi mới bày biện. Hoặc bạn chỉ cần dùng khăn giấy mềm lau nhẹ nhàng hết lớp bụi bẩn bên ngoài là được.

Khi bày mâm ngũ quả mà chọn quả chín dễ khiến hoa quả bị chín quá, lá héo, nhũn phần vỏ. Vậy nên, bạn nên lựa những quả già nhưng chưa chín hẳn hoặc quả ương để về bày không bị nhanh thối.

Trúc Chi (theo Lao Động, Giao Thông)