Dân sinh

Các phong tục hài hước nhân ngày Cá tháng Tư tại các quốc gia trên thế giới

Tuy cùng là ngày lễ nói dối nhưng mỗi quốc gia lại có những trò đùa kinh điển và những phong tục khác nhau. Cùng Người đưa tin khám phá một số phong tục lâu năm của các nước trên thế giới trong ngày Cá tháng Tư 1/4.

Pháp

Một câu chuyện được kể lại là Henry IV, vua nước Pháp trong những năm 1589-1610, đã gửi thư cho một cô gái mười sáu tuổi, không rõ tên, bí mật hẹn hò trong một lâu đài. Khi Henry đến nơi hẹn, đã ngạc nhiên khi người chào đón ông lại là hoàng hậu Marie de Medici, vợ ông còn khiêm tốn cảm ơn ông vì ông đã theo lời mời của bà để đến dự dạ vũ vui nhộn.

Những người hay đùa thường dá cá vào người khác theo truyền thống cũ, nên mới có tên gọi là “Poisson d'Avril” hay Cá tháng Tư. Nhưng giả thuyết này cũng không lý giải được tại sao ngày hội nói dối lại lan sang nhiều nước khác ở châu Âu vốn không sử dụng lịch Gregorian cho tới tận sau này.

Phong tục dán cá bắt nguồn từ Pháp.

Iran

Tại Iran, những trò vui nhộn được chơi vào ngày thứ 13 của năm mới Ba Tư (Nowruz), thường rơi vào ngày 1-2/4. Ngày này, được ghi nhận tổ chức từ năm 536 trước Công nguyên,được gọi là Sizdah Bedar và là trò đùa-truyền thống lâu đời nhất trên thế giới và vẫn còn tồn tại đến nay, thực tế này đã khiến nhiều người tin rằng ngày Cá tháng Tư có nguồn gốc từ truyền thống này.

Scotland

Scotland dán giấy ghi "Đá tôi đi"

Tại Scotland, ngày Cá tháng Tư xưa kia có tên gọi là săn chim cúc-cu (Hunt-the-Gowk) ("gowk" trong phương ngữ Scotland là tên khác của một loài chim cúc cu hay là kẻ ngốc).

Những trò đùa truyền thống là yêu cầu một người nào đó chuyển giúp một tin nhắn được niêm phong có yêu cầu xin được giúp đỡ. Thông điệp trong tin nhắn ghi: "Dinna cười to, dinna cười mỉm. Hãy săn chim cúc cu ở nơi khác" ("Dinna laugh, dinna smile. Hunt the gowk another mile") và người nhận được yêu cầu tiếp tục chuyển tiếp tin nhắn đến "nạn nhân" khác.

Nguồn gốc của tờ giấy dán sau lưng “Đá tôi đi” cũng có thể xuất phát lễ kỷ niệm ngày April “Gowks” của người Scotland.

Ấn Độ

Tại Ấn Độ, đã có rất nhiều điều liên quan về Ngày Cá tháng Tư trong cả điện ảnh và văn học phổ thông và mọi người đều vui vẻ với ngày này. Trong nền điện ảnh Ấn Độ, phim April Fool (phim năm 1964) của Hindi cùng với bài hát chủ đề rất phổ biến.

Anh Quốc

Trò đùa hét to "April Fool" tại anh.

Tại Anh, một trò đùa tháng tư là bất ngờ là hét lên "April fool!" (trò lừa hay là kẻ ngốc tháng Tư) và người nghe sẽ là "kẻ ngốc tháng Tư". Một nghiên cứu vào những năm 1950 của nhà nghiên cứu văn học dân gian Iona và Peter Opie, phát hiện ra rằng ở Anh, và ở các quốc gia có truyền thống bắt nguồn từ Vương quốc Anh, bao gồm Úc, các trò đùa chấm dứt vào buổi trưa. Một người mà đùa giỡn sau buổi trưa thì cũng tự là "kẻ ngốc".

Romania

Tương tự như ở Anh, tại Romania, một trò đùa ngày Cá tháng Tư phổ biến là hét lên "Păcăleală de 1 Aprilie!" (nghĩa là chơi khăm ngày Cá tháng Tư) với người đối diện và người đó trở thành "kẻ ngốc tháng tư".

Bá Di (Tổng hợp)