Ngôi sao

Các nhà làm phim Trung Quốc thực hiện cảnh rơi vực như thế nào?

Cảnh nhảy vực thường để lại ấn tượng sâu sắc cho người xem nhờ góc máy đẹp, nghệ thuật và sự bi thương của nhân vật. Thế nhưng quá trình tạo ra cảnh quay hoành tráng này thì không phải ai cũng biết.

Nếu yêu thích điện ảnh Hoa Ngữ, hẳn khán giả không quá lạ lẫm với phân cảnh nhân vật nhảy xuống vực để chạy trốn sự truy đuổi hoặc vì uất ức mà quyên sinh… Đây thường là những cảnh quay cao trào trong phim, đẩy cảm xúc của người xem lên đến đỉnh điểm. Dù vậy việc các nhà làm phim thực hiện cảnh quay đặc biệt này như thế nào vẫn là thắc mắc của nhiều người. Thông tin sau đây sẽ phần nào giúp các khán giả giải đáp thắc mắc trên.

Trong Tiếu ngạo giang hồ (2013) có cảnh Đông Phương Bất Bại (Trần Kiều Ân) gieo mình xuống hồ băng tự vẫn. Khi lên phim, khán giả có thể thấy rõ biểu cảm gương mặt của Trần Kiều Ân trong vài giây trước khi rơi xuống nước. Thực tế, ở hậu trường, nữ diễn viên đã thực hiện phân cảnh này bằng cách ngửa người ra sau với sự hỗ trợ của dây cáp. Nhân viên đoàn phim cũng bố trí quạt công suất lớn để trang phục và tóc nhân vật bay nhè nhẹ tạo hiệu ứng chân thật cho cảnh quay.

Trần tình lệnh là bộ phim làm mưa làm gió mùa hè 2019. Thành công của bộ phim giúp 2 diễn viên chính Tiêu Chiến và Vương Nhất Bác một bước thành sao. Trong phim, cảnh Ngụy Vô Tiện (Tiêu Chiến) bị ném xuống Loạn Táng Cương và cảnh nhảy vực ở Bất Dạ Thiên từng khiến khán giả rơi nước mắt vì quá bi thương. Và để hoàn thành cảnh quay bị ném xuống Loạn Táng Cương, Tiêu Chiến phải treo mình trên sợi dây cáp trong phim trường được bao quanh bởi phông xanh và liên tục vùng vẫy, gào thét. Trong khi đó, các nhân viên phụ trách mở quạt điện để giúp tóc, trang phục của nam diễn viên bay bay như rơi xuống vực thật sự.

Tương tự cảnh nhảy vực khiến người xem xúc động, xót xa thực chất cũng được thực hiện trong phòng, đằng sau là phông nền xanh.

Trong cảnh rơi xuống vực này, nhân viên đoàn phim đã phải làm việc khá vất vả khi kéo nữ diễn viên nằm trên tấm nệm ra đằng sau. Bản thân nữ nghệ sĩ cũng bị gập người lại khá đau đớn.

Trong Phong Vân: Hùng Bá thiên hạ (2002) hẳn khán giả chưa quên cảnh bố mẹ của Nhiếp Phong (Triệu Văn Trác) bị mắc kẹt ở trên bức tượng Phật.

Thực tế khi quay, các diễn viên chỉ nằm trên một chiếc bàn gỗ màu xanh giữa phim trường cũng toàn phông xanh. Diễn viên nam một tay bám vào góc bàn, một tay nắm chặt bạn diễn với biểu cảm đau đớn trong cảnh sinh ly tử biệt.

Phân cảnh này lại được thực hiện khá đơn giản. Nữ diễn viên chỉ việc nằm trên nền xanh, chân tay vùng vẫy kết hợp với biểu cảm gào thét để tạo nên cảnh bi thương.

Một số đoàn phim có điều kiện hơn thì lấy bối cảnh thực tế thay vì quay trong studio. Để thực hiện cảnh rơi vực, ê-kíp làm phim sẽ tìm một vách núi thật nhưng độ cao chỉ ở tầm trung, bên dưới cũng được phủ phông xanh. Ưu điểm của cách này sẽ giúp cảnh quay chân thật hơn nhưng hạn chế của nó là các diễn viên có thể gặp nguy hiểm, chấn thương nếu không may va vào vách núi.

Thông thường các diễn viên sẽ được hỗ trợ bởi dây cáp và có đội ngũ nhân viên đông đảo ở phía dưới hỗ trợ. Nếu xuất hiện cảnh quay ngựa bị rơi xuống vách núi, đoàn phim sẽ sử dụng con vật giả.

Còn trong cảnh rơi vực này, diễn viên có thể thoải mái nhập tâm vào nhân vật vì được nằm trên tấm gỗ lớn khá an toàn. Phông xanh xung quanh vừa có tác dụng giấu đi hình ảnh hậu trường vừa giúp nhân viên hậu kỳ chỉnh sửa, biên tập và cắt ghép dễ dàng hơn.

Cảnh quay này đòi hỏi 2 diễn viên phải phối hợp ăn ý với nhau khi vừa phải thể hiện lời thoại, vừa kết hợp các hành động với bạn diễn.

Minh Hoa (t/h)