Tiêu điểm thế giới

Bí ẩn sự mất tích của MH370: Phát hiện bất ngờ về nơi có thể máy bay rơi và hành động tuyệt vọng của cơ phó

Các nhà nghiên cứu tư nhân vụ mất tích của máy bay MH370 mới đây đã tuyên bố rằng họ xác định được 3 khu vực khả nghi là nơi máy bay kết thúc hành trình nhưng chưa được tìm kiếm.

Theo Dailymail, các nhà nghiên cứu tư nhân vụ mất tích của máy bay MH370 mới đây đã tuyên bố rằng họ xác định được 3 khu vực khả nghi là nơi máy bay kết thúc hành trình nhưng chưa được tìm kiếm.

Cuộc nghiên cứu này do Victor  lanello, Bobby Ulich, Richard Godfrey và Andrew Banks thực hiện. Các nhà nghiên cứu này đã dành nhiều tháng để nghiên cứu dữ liệu từ chuyến bay mất tích 6 năm trước khi đang chở 239 người trên khoang.

Chuyến bay MH370 trở thành một trong bí ẩn lớn nhất trong lịch sử hàng không thế giới khi biến mất trong lúc đang thực hiện hành trình bay từ Kuala Lumpur tới Bắc Kinh hôm 8/3/2014.

Nhóm điều tra này tuyên bố rằng có 3 nơi có thể là điểm kết thúc của máy bay MH370 dựa trên các động thái cuối cùng của máy bay.

Các nhà nghiên cứu tư nhân vụ mất tích của máy bay MH370 mới đây đã tuyên bố rằng họ xác định được 3 khu vực khả nghi là nơi máy bay kết thúc hành trình nhưng chưa được tìm kiếm.

Hai nơi đầu tiên được nghĩ đến là điểm máy bay hạ cánh đó là các khu vực riêng biệt với diện tích lớn hơn xứ Wales. Và nơi thứ ba các nhà điều tra nghĩ đến là khu vực rộng gấp đôi nước Anh.

Giới chức trách Malaysia đã không tiếp tục mở rộng cuộc tìm kiếm máy bay mất tích nhưng tuyên bố họ sẽ nối lại cuộc điều tra nếu phát hiện thấy bằng chứng mới về máy bay.

Các nhà chức trách tin rằng máy bay đã đâm vào phía Nam biển Ấn Độ Dương. Malaysia, Trung Quốc và Úc đã đầu tư cuộc tìm kiếm trị giá 130 triệu USD để tìm máy bay nhưng cuộc tìm kiếm này đã bị ngưng lại hồi tháng 1/2017 sau khi không tìm ra kết quả gì mới.

Theo gợi ý mới đây, 3 địa điểm có thể là nơi máy bay đỗ này có thể hoàn toàn xứng đáng để mở cuộc điều tra mới.

Các nhà điều tra khẳng định, khu vực đầu tiên đáng nghi là nơi máy bay rơi nhất là khu vực rộng 23,050 km2 với giả định rằng đây là nơi máy bay rơi sau khi không còn được phi công điều khiển do hết nhiên liệu.

Khu vực khả nghi thứ 2 rộng 22.000 km2 và là nơi máy bay rơi, chếch về phía Nam sau khi nhiên liệu cạn kiệt.

Và nơi thứ 3 khả nghi có diện tích 166.000km2.

Các nhà nghiên cứu đã đánh dấu các khu vực này bằng những tên A1, A2, A3 và gợi ý nên tìm theo thứ tự này.

Máy bay MH370 biến mất khi đang trên đường từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh nhưng được cho là đã quay về hướng Nam trước khi tắt các bộ phận tiếp sóng xác định vị trí máy bay.

Các nhà nghiên cứu đã cố gắng xác định vị trí có thể của máy bay bằng dữ liệu vệ tinh cũng như thông tin về hiệu suất của máy bay cũng như lượng nhiên liệu mà máy bay mang theo.

Hé lộ hành động tuyệt vọng cuối cùng của cơ phó MH370

Một phần của bí ẩn sau sự mất tích của MH370 là chiếc điện thoại di động của phi công Fariq Abdul Hamid, cơ phó máy bay đã được kết nối với một tháp viễn thông trên đảo Penang trước khi MH370 biến mất khỏi radar, theo Express.

Lý do là, phi công Hamid đã tắt điện thoại trước khi máy bay cất cánh và sau đó bật lại giữa chuyến bay, hoặc viên cơ phó này chưa từng tắt điện thoại nhưng sau đó mới cố gắng sử dụng nó để nhắn tin hoặc gọi điện.

Ngoài ra, chiếc điện thoại có thể không bị tắt nguồn nhưng nằm ngoài phạm vi của các tháp điện thoại nhưng sau đó đột nhiên máy bay bay vào phạm vi của một tháp, giúp điện thoại có kết nối với tháp.

Trong khi hầu hết các hãng hàng không yêu cầu hành khách và phi hành đoàn phải tắt điện thoại trong suốt chuyến bay, một số phi công vẫn để điện thoại của họ hoạt động, do cố ý hoặc vô tình.

Một nguồn tin nói với Thời báo Straits rằng, đã có một nỗ lực để thực hiện một cuộc gọi từ MH370. Tháp viễn thông ở Penang đã thu nhận tín hiệu cuộc gọi mà ai đó đã cố gắn thực hiện. Điều đó gợi ý rằng các phi công có thể đã cố gắng thực hiện một cuộc gọi cầu cứu tuyệt vọng.