Sức khỏe

Bệnh lạ: Không sợ đau – tốt nhưng nguy hiểm!

Một người phụ ở ở Scotland được biết đến là người có đột biến gen hiếm gặp, khiến bà hầu như không biết những cơn đau là gì.

Nếu có một ngày bạn không biết đau, không cảm thấy đau thì đừng vội mừng bởi cơ thể bạn là một quả bom!

Cách đây ít lâu, bộ phim truyền hình Hàn Quốc Bác sĩ Johan nổi tiếng gây sốt khi nói về một vị bác sĩ tài giỏi không biết đau là gì, anh ta thậm chí còn tự khâu sống cơ thể của mình trong sự kinh hãi của nhiều người.

Thế nhưng, đó là một điều tệ hại nhất, hàng ngày vị bác sĩ Cha Jo Han trẻ tuổi tự xét nghiệm máu, đo thân nhiệt hàng ngày, trong sự thấp thỏm lo âu và cuối cùng cơ thể anh như một quả bom nổ chậm.

Bước ra ngoài đời thực, cụ bà Jo Cameron 71 tuổi, không hề biết đau là gì.

Và bà là 1 trong số 50.000 người trên thế giới bị mắc hội chứng hiếm gặp này mang tên: CIP (Mất khả năng cảm nhận nỗi đau).

Cụ bà Jo Cameron

Thật thú vị khi ở tuổi 65, bà phát hiện ra cơ thể của mình có "siêu năng lực". Các bác sĩ nhận ra bà không cần sử dụng bất kỳ loại thuốc giảm đau nào khi trải qua một ca phẫu thuật nghiêm trọng trên tay.

Sau ca phẫu thuật, bà được giới thiệu đến các nhà di truyền học tại đại học College London và đại học Oxford, nơi các xét nghiệm cho thấy bà bị đột biến gen, các nhà khoa học tin rằng đã ảnh hưởng đến việc truyền tín hiệu đau, tâm trạng và trí nhớ.

Bà Jo đã thay khớp háng, thay khớp ngón tay mà không cần gây tê và giảm đau chỉ bằng 2 viên paracetamol mỗi ngày.

Bà Jo tâm sự với đài BBC Scotland rằng: "Nhìn lại, tôi nhận ra mình không cần thuốc giảm đau, tôi cũng đang thắc mắc điều này. Tôi sinh con không thấy đau, không thấy lạnh không thấy nóng, thậm chí dao cứa thịt cũng không có cảm giác gì cả. Tôi vẫn có một cuộc sống bình thường và nhận thấy chẳng có gì khác biệt so với mọi người".

Trong các bài kiểm tra căng thẳng và trầm cảm, người phụ nữ Scotland đã đạt điểm 0, điều mà các nhà khoa học nhận thấy rất kỳ lạ. Bà Jo luôn lạc quan và không bao giờ hoảng loạn, ngay cả trong những tình huống mà hầu hết chúng ta sẽ bị lung lay nghiêm trọng.

Người phụ nữ 71 tuổi nói rằng bà sẽ không thay đổi bất cứ điều gì về bản thân, nhưng thừa nhận rằng nỗi đau là quan trọng.

Thế nhưng, thật sự đó là một sự nguy hiểm bởi chính sự vô cảm với nỗi đau khiến bà Jo không hề biết cơ thể mình ra sao, nếu chẳng may một cơn đau ruột thừa cấp tính xảy ra, không thể tưởng tượng nổi, quá nguy hiểm!

Tiến sĩ Felicia Axelrod, giáo sư Khoa Bệnh nhi và Thần kinh học Trường Y Đại học New York (Mỹ), nói rằng: "Có mọi loại tế bào thần kinh khác nhau giúp chúng ta cảm nhận được mọi cảm giác khác nhau. Chúng ta có thể mất thính giác nhưng còn khả năng xúc giác. Nhưng, với CIP thì hoàn toàn bất lực. Bởi vì, CIP ngăn chặn mọi cảm giác đau đớn, nóng hay lạnh truyền đến não bộ".

Các chuyên gia như tiến sĩ Axelrod không biết chính xác hiện nay có bao nhiêu người trên thế giới mắc phải CIP. Hiện nay, Nhật Bản có một hiệp hội dành cho các bệnh nhân CIP duy nhất trên thế giới, với tổng cộng 67 thành viên.

Minh Anh