Sức khỏe

Bệnh lạ: Huyết lệ từ kiếm hiệp bước ra đời thực

Hễ cứ khóc là đôi mắt của cô gái lại chảy máu tươi khiến cô trở nên bất bình thường trong mắt mọi người.

Cách đây 2 năm, Marnie – Rae Harvey khiến giới y khoa chao đảo vì hiện tượng chảy máu mắt kì lạ của mình.

Marnie – Rae Harvey chia sẻ rằng cô bắt đầu có các triệu chứng bất thường từ năm 2013. Khi đó, mới chỉ là một cơn ho ra máu.

Đôi mắt chảy máu của Harvey.

Tuy nhiên, chỉ trong 2 năm tiếp theo các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Một buổi sáng tháng 7/2015, Harvey thức dậy và nhận ra gối của mình đầy máu.

Ngay lập tức gia đình của cô gái ngay lập tức gọi xe cứu thương đưa cô đi bệnh viện. Nhưng sau khi thử máu và kiểm tra tổng thể, các bác sĩ không tìm thấy bất cứ điều gì bất thường.

"Bình thường, máu sẽ chảy trong vòng 5 phút, sau đó dừng lại trong 1 giờ đồng hồ. Nhưng bây giờ nó đang diễn ra từ nửa tiếng cho đến một giờ mà chỉ ngưng 5 phút. Tôi phải thức cả vào ban đêm, mỗi ngày tình trạng diễn ra khoảng 5 lần", Harvey cho biết.

Đôi mắt hóa đỏ của Harvey khiến nhiều người sợ hãi.

Không chỉ vậy, căn bệnh còn khiến Harvey khổ sở trong sinh hoạt hàng ngày bởi máu cứ liên tục chảy ra từ tai, mũi, miệng, da đầu và móng tay của cô gái.

Tính đến thời điểm hiện tại. Harvey vẫn phải sống chung với căn bệnh cực kì hiếm gặp này mà không có cách khắc phục. Mọi dự định và ước mơ tương lai của cô phải gác bỏ sang một bên, gia đình Harvey chỉ có một điều ước nhỏ nhoi đó chính là hy vọng một nhà nghiên cứu nào đó sẽ vào cuộc để giúp Harvey lấy lại những điều tuyệt vời trong cuộc sống của mình.

Giống với Harvey, Calvino Inman (15 tuổi) sống tại bang Tennessee (Mỹ), hay trường hợp của cậu bé Akhilesh Raghuvanshi (13 tuổi) sống tại bang Madhya Pradesh (miền Trung Ấn Độ) cũng gặp phải tình trạng tương tự.

Calvino Inman (15 tuổi) sống tại bang Tennessee (Mỹ).

Một trong những trường hợp bị đổ mồ hôi máu qua tuyến lệ.

Và có một đáp án cho những điều kì lạ trên: Hội chứng Haemolacria, Haemolacria hay Hemidrosis với tỷ lệ người mắc là 1/10.000.000 người.

"Haemolacria" là tên y học cho chứng khóc ra máu. Đây là một bệnh lý rất hiếm gặp bởi đôi mắt bị chảy máu vẫn có thể nhìn thấy mọi vật như bình thường. Nhãn cầu trong mắt vẫn di chuyển và trên mặt bệnh nhân không có bất kỳ dấu hiệu chấn thương nào.

Akhilesh Raghuvanshi (13 tuổi) sống tại bang Madhya Pradesh (miền Trung Ấn Độ).

Đây là một tình trạng rất hiếm gặp, có thể nhận thấy thông qua sự hiện diện của máu trong nước mắt bệnh nhân.

Trong nghiên cứu vào năm 1991, các nhà khoa học tại Đại học Copenhagen, Đan Mạch, tìm hiểu mối liên kết giữa hiện tượng khóc ra máu và khả năng sinh sản ở phụ nữ.

Trong số 125 đối tượng được kiểm tra, họ phát hiện máu trong nước mắt của 18% phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt. Con số này ở đàn ông là 8%, ở phụ nữ mang thai là 7%.

Tình trạng khóc ra máu thường biến mất sau khi bệnh nhân khỏi nhiễm trùng. Nguyên nhân nghiêm trọng hơn là do các khối u ở bộ máy tiết lệ (lacrimal apparatus), bao gồm các tuyến tiết ra nước mắt và ống dẫn thoát nước mắt.

Các nhà khoa học nhận định hematidrosis thường xảy ra khi một người rơi vào trạng thái sợ hãi, căng thẳng quá độ. Khi đó, cơ thể sẽ đáp ứng lại bằng cách gia tăng giải phóng các chất hóa học như adrenalin, cortisol để đối phó với căng thẳng. Sự đáp ứng quá mức của cơ thể sẽ làm vỡ các mao mạch nhỏ dưới da. Điều đó khiến máu theo tuyến mồ hôi thoát ra bên ngoài, dẫn đến mồ hôi có màu đỏ như máu.

Tuy nhiên, cho đến nay, giới khoa học vẫn chưa khẳng định được chính xác nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này nên tốt nhất thì bạn vẫn nên tự bảo vệ đôi mắt của mình trong điều kiện tốt nhất.

Minh Anh (Nguồn Iflscience)