Truyền thông

Bệnh gút có được ăn trứng không?

Thử tìm kiếm trên google thắc mắc bệnh gút có được ăn trứng không, bạn sẽ thấy khoảng 321.000 kết quả (0,29 giây) trả về. Điều này thể hiện mối quan tâm của người bệnh với thực phẩm - điển hình ở đây là trứng - vô cùng lớn.

Vậy rốt cuộc trứng có phải là món ăn dành cho người bệnh gút? Bài chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời thỏa đáng.

Người bị gút có được ăn trứng không?

Người bệnh gút hoàn toàn có thể ăn được trứng mà không phải lo ngại về vấn đề sức khỏe. Vì sao? Vì trứng là thực phẩm dồi dào dinh dưỡng và không chứa tác nhân gây ra bệnh gút, cũng không chứa các chất khiến gút trở nên trầm trọng hơn. Dưới đây là phân tích cụ thể cho bạn thấy bệnh gút có được ăn trứng không:

- Thứ nhất, trứng tuy chứa nhiều protein, nhưng lại không giàu hàm lượng purin. Lượng purin có trong trứng không hề gây hại cho bệnh nhân, và có thể thu nạp vào cơ thể an toàn.

- Thứ hai, trứng dồi dào axit béo omega 3, giàu vitamin B thiết yếu (từ B1 đến B12 như axit folic, choline, biotin) và bao gồm đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho một cơ thể khỏe mạnh. Vì thế khi ăn trứng, người bệnh không chỉ hạn chế được các bệnh lý về xương khớp (nhờ omega 3) mà còn duy trì hệ miễn dịch bền vững, tốt cho tim mạch (nhờ Choline ngăn ngừa tích tụ homocysteine trong máu)…

Với những điểm mạnh trên, không có gì khó hiểu khi trứng tuy là món ăn giàu protein nhưng lại nằm trong danh sách những món người bệnh gút có thể đưa vào thực đơn hàng tuần.

Như vậy, có thể khẳng định một lần nữa trứng ăn được với người bị gút, nhưng dĩ nhiên ăn cái gì cũng vậy, tất cả đều phải nằm trong liều lượng nhất định. Nếu bạn muốn biết bị gút ăn trứng bao nhiêu là đủ, và muốn tìm hiểu thêm về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh, thì các thông tin trong phần 2 sau đây chắc chắn sẽ không khiến bạn phải thất vọng.

Mẹo dinh dưỡng tốt cho người bị gút

Thắc mắc bệnh gút có được ăn trứng không đã có lời giải, nhưng chưa đầy đủ về liều lượng nên dùng. Vậy với thực phẩm trứng, bệnh nhân nên ăn làm sao để đạt hiệu quả? Câu trả lời là bạn chỉ nên ăn khoảng 1 quả trứng trong 1-2 ngày, có thể ăn 2-5 quả trong 1 tuần cho đỡ ngán và cũng giúp làm loãng lượng protein bạn nạp vào cơ thể.

Tuy nhiên, khi đã ăn trứng, bạn nên hạn chế các món chứa protein khác, như thịt, cá chẳng hạn. Bên cạnh đó, việc tiêu thụ lòng trắng và bỏ bớt lòng đỏ cũng là một gợi ý hay. Ngoài ra, bệnh nhân gút cũng cần chú ý những vấn đề dinh dưỡng sau:

- Kiêng ăn thực phẩm quá nhiều chất béo, các loại trái cây chua, các loại đồ muối chua mặn…

- Kiêng ăn hải sản như tôm, cua, ốc, ghẹ… hạn chế ăn thịt đỏ, nội tạng động vật.

- Rau quả tốt cho sức khỏe, nhưng người bị gút không nên ăn các loại rau củ tăng trưởng nhanh, bao gồm nấm, măng tre, măng tây, giá đỗ, bạc hà…

- Hạn chế uống nước ngọt, bia rượu, thức uống chứa chất kích thích.

Khi loại bỏ các vấn đề xấu về thói quen dinh dưỡng, thu nạp các thực phẩm tốt, người bệnh sẽ thấy tình trạng sức khỏe cải thiện đáng kể. Dĩ nhiên, trong suốt quá trình này, bạn vẫn phải tuân theo đúng phác đồ điều trị của bác sỹ, kết hợp vận động thường xuyên và có thể sử dụng thêm một số sản phẩm hỗ trợ điều trị gút.

Điển hình dòng sản phẩm hỗ trợ giảm đau nhức, sưng viêm gút được tin dùng hiện nay là viên uống xương khớp Aria – công thức Nhật Bản. Xương Khớp Aria là viên uống thảo dược giúp hỗ trợ điều trị bệnh gút hiệu quả dựa trên cơ chế hỗ trợ giảm đau, tiêu viêm, đào thải acid uric, từ đó phục hồi khớp an toàn.

Người bệnh có thể liên hệ SIEUTHISONGKHOE.COM hoặc hotline 0888 533 350 để nhận tư vấn về sản phẩm, cũng như được hướng dẫn cách sử dụng an toàn.

Trang Nguyễn