Thương hiệu

Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em có nguy hiểm không?

Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em hay còn gọi là chàm thể tạng, sẩn ngứa. Khi da bị khô kèm theo ngứa sẽ khiến vùng da bị dày lên, bệnh nhân càng ngứa thì càng gãi, gây nên vòng bệnh lý ngứa – gãi. Vậy bệnh viêm da này có nguy hiểm không và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé như thế nào? Bài viết sau sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó.

1. Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em là căn bệnh phổ biến

– Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em trong những năm đầu đời có tỷ lệ mắc là khoảng 60%. Nguyên nhân là do sức đề kháng của trẻ còn kém, môi trường ô nhiễm khói bụi. Hoặc do cơ địa của trẻ có kháng thể IgE gây kích thích IgE hoặc T limphô đáp ứng viêm. Một số loại thức ăn gây dị ứng như trứng, sữa, đậu phộng, cá… cũng có thể khiến bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em trở nên trầm trọng.

– Bệnh có yếu tố di truyền rất cao. Nếu trong gia đình, có bố hoặc mẹ bị viêm da cơ địa thì 60% con sinh ra có khả năng mắc bệnh. Trường hợp cả bố và mẹ đều bị thì con sinh ra có khả năng 80% mắc bệnh viêm da cơ địa.

2. Biểu hiện bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em

Cấp tính

Vùng da xuất hiện các sẩn và đám sẩn, mụn nước tiết dịch, không có vẩy da, da bị phù nề, chảy dịch, đóng vảy tiết. Các vết xước do gãi tạo vết chợt, bội nhiễm tụ cầu tạo các mụn mủ và vẩy tiết vàng. Bệnh thường khu trú ở trán, má, cằm, nặng hơn có thể lan ra tay, thân mình.

Mãn tính

– Da dày thâm, ranh giới rõ, liken hoá, các vết nứt đau, đây chính là hậu quả của việc bệnh nhân ngứa gãi nhiều. Thương tổn hay gặp ở các nếp gấp, lưng, cổ, gáy, cổ tay, cẳng chân, ngón tay, ngón chân.

– Triệu chứng điển hình của bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em là khô da, ban đỏ gây ngứa tạo thành vòng xoắn bệnh lý: ngứa – gãi – ban đỏ – ngứa… Ngoài ra người bệnh còn có các triệu chứng khác như viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc mắt và viêm ngứa họng, ho. Bệnh thường hay gặp ở các vị trí như  mặt, trán, mặt gấp các chi, gáy, mi mắt, cổ tay, mu bàn tay, mu bàn chân, trường hợp nặng có thể lan toàn thân.

Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em xuất hiện nhiều ở bàn tay

3. Một số lưu ý khi điều trị viêm da cơ địa ở trẻ em

– Khi mắc bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em các bậc cha mẹ tránh chà xát, không gãi, nên đến bệnh viện để được thăm khám và kê đơn, không nên tự ý sử dụng thuốc gia truyền, thuốc truyền miệng để bôi, nhất là đối với trẻ nhỏ.

– Đối với bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em, bố mẹ không dùng đồ len dạ trực tiếp vào da của trẻ, bố mẹ và những người chăm sóc trẻ cũng cần tránh dùng đồ len dạ khi tiếp xúc với trẻ. Nguyên nhân là do chất liệu này dễ gây dị ứng cho da.

– Mùa hè nên cho trẻ mặc đồ áo thoáng mát để tránh ra nhiều mồ hôi gây nhiễm trùng.

– Khi trẻ mắc bệnh, bố mẹ cần giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, tắm rửa thay quần áo hàng ngày, tránh việc bụi bẩn làm bệnh nặng hơn.

– Giữ móng tay cắt ngắn, đeo bao tay cho trẻ trong khi ngủ vào ban đêm. Sử dụng thuốc mỡ, các loại kem, hoặc thuốc nước 2 – 3 lần trong ngày theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

– Tránh sử dụng các loại thực phẩm gây phản ứng dị ứng, chất kích thích, không nên sử dụng xà phòng, hoặc chất tẩy rửa mạnh, cũng như hóa chất và dung môi.

– Tránh thay đổi nhiệt độ cơ thể một cách đột ngột, gây đổ mồ hôi, không nên sử dụng các loại sữa tắm công nghiệp khi đang bị bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em. Thay vào đó nên lựa chọn những sản phẩm được làm từ thảo dược tự nhiên để đảm bảo độ an toàn cao và không gây dị ứng ở trẻ.

4. Sản phẩm hỗ trợ:

Muối tắm thảo dược – Sản phẩm được phân phối độc quyền bởi Eco Consumer Shop

Muối tắm được chiết xuất thảo dược từ Tía tô, dây Tầm bóp, dây Kim Ngân, không chất bảo quản, không chất tạo bọt, không có xút. Đặc biệt, muối hầm đã được loại bỏ một số những hợp chất không tốt cho da. Muối được lấy từ làng nghề muối Bạch Long – Nam Định với truyền thống sản xuất muối thủ công, giữ lại nhiều khoáng chất tốt cho sức khỏe. Muối biển hầm chiếm đến 90% thành phần của muối tắm vốn có tác dụng sát khuẩn, tẩy tế bào chết, làm mềm da, được sử dụng trong rất nhiều spa và sản phẩm sát khuẩn.

10% còn lại là chiết xuất kim ngân, tầm bóp, tía tô và tinh dầu tràm gió. Tía tô đã được dùng phổ biến từ lâu trong dân gian với tác dụng giải nhiệt, làm mát. Còn theo nghiên cứu y học hiện đại thì tác dụng chống viêm và chống dị ứng của tía tô đã được chứng minh bằng thí nghiệm khoa học. Các thành phần chống viêm trong tía tô đã kích hoạt các hiệu ứng miễn dịch của cơ thể. Chính vì thế, sử dụng lá tía tô để tắm bé sẽ giúp làm mát da, chống rôm sẩy và chống viêm, làm dịu các vết mẩn ngứa, tiêu sưng.

Chứa tinh dầu Tràm Gió, hay vẫn quen thuộc với các mẹ là tinh dầu tràm để giữ ấm cho bé hay bôi lên vết muỗi đốt để dịu và lành sớm. Tinh dầu tràm chứa hoạt chất chủ yếu là Cajeputol hay Xineol chiếm 35% đến 60% có tác dụng kháng khuẩn, sát trùng mạnh nên có thể giúp giảm đau, giảm viêm, giúp lành các tổn thương, làm ấm cơ thể giúp trẻ không bị lạnh khi tắm.

Như vậy, để con khỏe mạnh và hết rôm sảy, vấn đề tiên quyết là tìm hiểu triệu chứng của con và tìm ra sản phẩm phù hợp nhất để hỗ trợ cho con yêu nhanh trở lại với làn da nõn nà ko mẩn ngứa, mụn nhọt.

Muối tắm bé Eco – chiết xuất 100% từ thiên nhiên

Muối tắm Eco là sản phẩm được đột phá hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên, với các thành phần chính:

- Muối hầm

- Tinh dầu tràm gió

- Dây kim ngân

- Tầm bóp/tía tô

Với độ an toàn cao, hiệu quả, tiết kiệm thời gian cho mẹ, con chóng khỏe, mẹ nhanh vui.

Sản phẩm được phân phối chính thức bởi: Eco Consumer Shop – Tiêu dùng thuận tự nhiên

Địa chỉ: Phòng 38 tầng 2, Học viện Phụ nữ Việt Nam – 68 Nguyễn Chí Thanh, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội.

Điện thoại: 0936.165.795

Website: Ecoshopvn.com hoặc muoitamthaoduoc.vn

Thu Loan