Đời sống

Anh nông dân "say mê" loài rắn hiền khô, cho ăn thứ này thường xuyên thu bộn tiền

Thấy loại rắn rắn ri cá cũng dễ nuôi mà giá thị trường khoảng 200.000-500.000 đồng/kg, ông Hận quyết định nuôi đàn rắn.

Nhờ mô hình nuôi rắn ri voi trong bể xi măng bên hông nhà, anh nông dân ở Hậu Giang có thu nhập ổn định.

Nắm bắt được xu hướng thị trường với loại rắn ri độc đáo có "1-0-2" , ông Nguyễn Hoài Hận, nông dân Hậu Giang đã nghĩ ra ý tưởng nuôi rắn ri cá thương phẩm trong bể xi măng, mô hình rất thành công, mang lại thu nhập khá cho gia đình.

Khu nuôi rắn nhà anh Hận. Ảnh: Dân Việt.

Rắn ri cá là loài động vật hoang dã có giá trị kinh tế cao, những năm gần đây, rắn ri cá trở thành món ăn đặc sản ở miền Tây, sản lượng tiêu thụ rất lớn nhưng đa phần đánh bắt ngoài tự nhiên.

Theo tìm hiểu mô hình nuôi rắn ri cá của ông Nguyễn Hoài Hận có diện tích 6m2 mặt nước nuôi trong bể xi măng để thuận tiện cho việc chăm sóc.

Nói về loại rắn này, ông Hận cho biết: Trước đây, gia đình mưu sinh bằng nghề đặt dớn ông bắt được hơn hai chục rắn con, ông đem về nuôi sau hơn một năm rắn đạt trọng lượng khoảng 1,3kg/con.

Hình ảnh đàn rắn.

Nuôi thứ rắn "độc lạ" thoạt nhìn ngỡ là bế con trăn, anh nông dân cho hay, nuôi rắn ri cá cũng dể nuôi mà giá thị trường cao nên ông quyết định để đàn rắn lại cho sinh sản.

Chia sẻ với Dân Việt ông Hận cho hay, rắn ri cá rất dễ nuôi. Rắn ri cá đẻ một lần mỗi năm, nhiều nhất vào mùa mưa (từ tháng 7 đến tháng 9 hàng năm). Rắn con ít hao hụt, tỉ lệ sống rất cao, thức ăn cho rắn là các loài cá tạp được ông đặt dớn hàng ngày.

Được biết, năm 2022 đàn rắn của ông đẻ được 120 con, sau hơn một năm chăm sóc đàn rắn hiện tại đạt trọng lượng trung bình từ 1,2-1,5 kg.

Thời gian sinh trưởng của rắn ri cá khoảng 12-15 tháng đã cho thu hoạch với trọng lượng khoảng 1,2 -1,5 con/kg. Hiện tại bể rắn của anh có trọng lượng khoảng 150 kg. Dự kiến đến Tết này ông có thu nhập khoảng 27 triệu đồng.

Ông Hận cho biết thêm, mô hình nuôi rắn ri cá là mô hình khá nhàn rỗi, không cần vốn nhiều nhưng vẫn đem lại nguồn thu nhập gia đình ổn định.

Không chỉ vậy mô hình nuôi rắn ri cá là một mô hình mới ở địa phương giúp cho người nông dân tận dụng triệt để diện tích sản xuất, giúp hộ tăng thêm thu nhập trên cùng diện tích của mình.

Rắn ri cá có dễ chăm sóc?

Rắn ri cá rất dễ chăm sóc, khi còn nhỏ chỉ cần thay nước mỗi tuần 1 lần. Khi rắn lớn thì 15 ngày mới thay nước. Trung bình, rắn nhỏ thì 3 - 4 ngày cho ăn một lần; loại lớn từ 7 - 10 ngày/lần. Thức ăn thì chủ yếu là cá tạp, phân loại ra cho vừa miệng rắn, không cần chế biến hay băm nhỏ.

Đượt biết, mùa sinh sản của rắn ri cá bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 4 âm lịch. Vào thời điểm này không nên bắt rắn mẹ vì dễ bị sảy thai. Mỗi lứa, rắn mẹ sinh từ 20 - 40 rắn con.

Thông tin trên Thanh Niên, rắn ri cá khá đắt đỏ, con trên 2 tháng tuổi có giá từ 45.000 - 120.000 đồng/con (tùy kích thước). Rắn thịt trên 1 kg/con giá 400.000 - 450.000 đồng/kg.

Mô hình nuôi rắn ri cá trong lưới mùng (vèo).

Những năm gần đây, nhiều hộ nông dân không chỉ thoát nghèo mà từng bước vươn lên làm giàu nhờ thực hiện mô hình sản xuất nuôi rắn ri cá. Điển hình gia đình chị Lê Thị Minh Thư ở Đồng Tháp thu nhập gần 800 triệu đồng/năm nhờ nuôi loại rắn này.

Cách chế biến món ăn "độc lạ" từ rắn ri

Rắn ri có thể chế biến được nhiều ăn ngon và hấp dẫn như nấu cháo đậu xanh, xào rau ngổ, xào lăn... nhưng món rắn ri hầm sả với nước dừa tươi mới là ngon tuyệt.

- Chọn rắn còn sống, mập ú và rắn càng lớn thì chất lượng thịt càng ngon.

- Rắn được làm sạch, để ráo nước và cho vào luộc với nước dừa tươi.

- Khi luộc để thêm một ít sả đập dập, cắt khúc để tạo mùi thơm.

-Lúc rắn sắp chín vớt ra cắt khúc cho vừa ăn.

- Sau đó, cho rắn vào nồi lẩu, bỏ thêm ít gừng, tỏi củ, tiêu hột, củ cải trắng, nấm rơm và nêm nếm cho vừa ăn.

- Khi nấu không nên để rắn quá dai hoặc quá mềm. Khi ăn có thể nhúng thêm các loại cải xanh, rau má, mồng tơi, mướp, gốc hành… và ăn kèm với gỏi bắp chuối trộn rau răm.

- Rắn ri hầm sả với nước dừa tươi chấm với nước mắm sả, ớt hoặc muối tiêu chanh.

Trúc Chi (t/h)