Đời sống

Ăn mì tôm nhớ cho thêm thực phẩm này "giải" độc hại, không lo bị nóng

Mì tôm là thực phẩm tiện lợi, được nhiều người yêu thích. Khi ăn mì tôm hãy làm đúng những bước theo hướng dẫn để không gây hại sức khỏe.

Tác hại của mì tôm đối với sức khỏe

Mặc dù đây là những bước chế biến mì để việc ăn mì không gây hại sức khỏe, nhưng theo các chuyên gia, mì tôm là thực phẩm đồ ăn nhanh tiện dụng, nhưng lại gây nhiều tác dụng phụ cho cơ thể.

Cụ thể, theo PGS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng, Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, các gia đình nên hạn chế ăn đồ ăn nhanh, kể cả mì tôm. Bởi đồ ăn nhanh từ lâu đã được cho là nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường, ung thư (UT) và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.

Theo nghiên cứu cho thấy, việc dung nạp lượng chất xơ và canxi phù hợp, giúp phòng chống UT trực tràng. Trong khi mì tôm được tạo ra từ bột mì tinh, bản thân mỳ tôm ít chất xơ, trong quá trình chế biến còn mất đi chất xơ và khoáng chất.

Nếu ăn mì tôm trong thời gian dài, sẽ khiến cho cơ thể do thiếu vitamin và canxi nên dễ bị ung thư trực tràng. Việc ăn nhiều mì tôm cũng làm cho bệnh táo bón thêm trầm trọng, lâu dần có nguy cơ UT trực tràng.

Ngoài ra, thường xuyên dùng mì ăn liền, bạn có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như xơ vữa động mạch, cao huyết áp, đột quỵ cao hơn bình thường do chất béo có trong hầu hết các loại mì tôm. Loại chất béo này là transfat và chất béo bão hòa có hại cho sức khỏe, đặc biệt đối với những người lớn tuổi hay người có tiền sử bệnh tim mạch.

Những ai không nên ăn mì tôm nhiều

Trụng qua nước sôi trước khi chế biến là một trong những sai lầm khi ăn mì. Việc này có thể làm mì tôm giảm hương vị thơm ngon, thất thoát một phần dưỡng chất. Ảnh minh họa.

4 đối tượng người dưới đây hãy hạn chế ăn mì tôm bao gồm:

- Người bệnh béo phì, mắc bệnh tim mạch: Vì lượng chất béo bão hòa (khó tan) trong mì khá nhiều.

- Người mắc bệnh dạ dày: Vì lượng gia vị quá mạnh trong mì có thể tạo áp lực cho dạ dày trong việc tiêu hóa.

- Người mắc bệnh thận: Mì tôm chứa nhiều muối, chắc chắn sẽ không tốt cho cơ thể người bệnh thận.

- Trẻ em: Nên hạn chế ăn mì vì ít dinh dưỡng lại khó tiêu hóa, chứa nhiều chất gây hại...

Sau những thông tin vừa được báo chí như vậy, mọi người cũng đã rõ mì tôm ăn thế nào để hạn chế hại sức khỏe rồi. Dù tiện lợi nhưng hãy cân nhắc trước khi ăn nha.

Cách ăn mì hôm ít gây hại?

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh khuyên người tiêu dùng kết hợp hợp mì ăn liền với các thực phẩm giàu dinh dưỡng.

Người dùng nên thưởng thức mì gói kèm các loại rau củ như cải xanh, giá đỗ, cải cúc, rau má, rau muống, cà rốt, cà chua… Ngoài các vitamin và khoáng chất thì sự hiện diện của chất xơ trong rau củ làm tinh bột được hấp thu chậm hơn, tránh táo bón, đào thải độc tốt tốt hơn. Theo nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam (Bộ Y tế phê duyệt năm 2016) thì mỗi 1.000 Kcal ăn vào cần 14 g chất xơ.

Ngoài ra, người dùng nên bổ sung thêm đạm vào mỗi bát mì với khoảng 3-4 lát thịt bò, thịt lợn hoặc 2-3 con tôm. Trong trường hợp nhà không dự trữ nhiều thực phẩm, bạn có thể sử dụng mì ăn liền đơn thuần nhưng các bữa ăn sau nên sử dụng đa dạng thực phẩm để đảm bảo dinh dưỡng.

Trúc Chi (theo Zing, Lao Động)