Đời sống

Ăn cà tím theo cách này có thể "trúng độc", nhiều người vẫn vô tư ăn mà không hay biết

Cà tím sống có chứa chất độc solanine, một khi chất này vào cơ thể người sẽ gây mê trung tâm hô hấp. Nếu ăn cà tím sống với lượng lớn khiến triệu chứng ngộ độc thêm.

Ăn cà tím quá nhiều có nguy hại sức khỏe?

Cà tím có tên khoa học là solanum melongena, có nguồn gốc ở Ấn Độ. Theo các nhà dinh dưỡng, trong thành phần của cà tím có 92% nước, 5,5% glucid, 1,3% protid, 0,2% lipid. Các khoáng chất (tính theo mg/100g) gồm: kali 220, phốt pho 15, magiê 12, calcium 10, lưu huỳnh 15, clor 15, sắt 0,5, mangan 0,2, kẽm 0,2, đồng 0,1, iod 0,002. Các vitatmin B1, B12, PP rất ít, nhiều chất nhầy.

Đặc biệt loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Nó đặc biệt hữu ích trong việc điều trị bệnh ung thư đại tràng do cà tím chứa một lượng lớn chất xơ hấp thụ độc tố và hóa chất có thể dẫn đến sự phát triển của ung thư đại tràng. Thêm vào đó, cà tím chứa nhiều nước và potassium có khả năng kích thích nhịp tim hoạt động tốt. Ngoài ra, magiê và canxi cùng với vitamin A và C trong cà tím có tác dụng cải thiện cấu trúc xương giúp tăng cường hệ miễn dịch. Đồng thời magiê trong cà tím còn chống lại cảm giác bồn chồn, lo lắng và chứng mất ngủ…

Ăn nhiều cà tím dễ bị ngộ độc: Cà tím có một chất gọi là solanine, có tác dụng chống oxy hóa và ức chế tế bào ung thư. Tuy nhiên, cà tím lại có tác dụng kích thích mạnh mẽ lên các trung tâm hô hấp, có tác dụng gây mê, vì thế có thể gây ngộ độc cơ thể khi ăn quá nhiều. Solanine không hòa tan trong nước đáng kể, vì vậy xào nấu, đun sôi và các phương pháp khác không thể được phá hủy được chất này. Nhưng một mẹo nhỏ giúp bạn hóa giải, đó là thêm một chút giấm vào quá trình chế biến cà tím, giấm sẽ đóng vai trò giúp đỡ thúc đẩy sự phân hủy của solanine. Cách tốt nhất để phòng ngừa ngộ độc solanine là kiểm soát lượng ăn vào. Nếu ăn khoảng 250 gram cà tím trong mỗi bữa ăn sẽ không gây ra bất kỳ sự khó chịu nào, vì vậy bạn không cần phải quá lo lắng.

Ăn nhiều cà tím có thể gâu tiêu chảy nặng: Trong Đông y, cà tím là thực phẩm có tính hàn, nếu ăn nhiều có thể làm cho dạ dày cảm thấy khó chịu, gây ra tiêu chảy nặng. Vì vậy, người tiêu dùng nói chung, đặc biệt là những người đang gặp vấn đề ở dạ dày, yếu mệt hay thể trạng kém đặc biệt không nên ăn nhiều và thường xuyên.

Có thể gây ngứa ngoài da: Nhiều tạp chí y học báo cáo có hiện tượng ngứa ở ngoài da và miệng sau khi ăn cà tím do trong cà tím có chứa một loại protein và một số chất chuyển hóa có tác dụng như một loại histamin hàm lượng cao. Để tránh, bạn cần nấu chín kỹ cà tím trước khi ăn.

Dễ hình thành sỏi thận: Trong cà tím có chứa hàm lượng oxalat cao – một loại axit có thể góp phần hình thành sỏi thận ở những người dễ hấp thụ oxalat. Đây là bệnh lý nguy hiểm, nếu không được điều trị nhanh chúng có thể gây tổn thương thận nghiêm trọng hoặc làm chết thận. Bởi vậy, những gười bị hen suyễn hoặc mắc các bệnh về thận cũng không nên ăn nhiều các thực phẩm có chứa thành phần oxalat, kể cả quả cà tím.

 Ăn cà tím thường xuyên có thể làm giảm cholesterol xấu, ngăn ngừa bệnh tim mạch... Tuy nhiên, nếu tiêu thụ sai cách, trường hợp nhẹ có thể rơi vào hôn mê, nặng sẽ gây ngộ độc, nguy hiểm tới tính mạng.

Cách ăn cà tìm để loại bỏ chất độc

Không nên ăn nhiều quá: Trong cà tím còn chứa một lượng nicotine cao hơn bất kỳ loại trái khác, với nồng độ 0,01mg/100g. Để tránh độc, chỉ nên ăn cà tím 2-3 lần/ tuần, mỗi lần khoảng 100 – 200g bằng cách nấu các món ăn đơn giản để ăn cùng cơm.

Hạn chế nấu ở nhiệt độ cao: Không nên đun cà tím ở nhiệt độ quá cao, vì chúng sẽ thất thoát nhiều chất dinh dưỡng. Thậm chí, món cà tím chiên có thể làm hao hụt đến 50% lượng vitamin trong cà tím. Vì thế, khi chế biến cà tím nên để nhiệt độ thấp. Nên ăn cà ninh hoặc hầm nhừ sẽ không làm mất đi những thành phần dinh dưỡng vốn có trong cà tím mà vẫn giúp bạn có một món ăn ngon, bổ dưỡng.

Thêm vài ba lát gừng: Khi chế biến cà tím không nên phối hợp với thức ăn lạnh khác mà còn nên thêm vài ba lát gừng để giảm tính lạnh. Về cuối thu sang đông quả cà có vị hơi chát, đắng nên thiên về tính hàn hơn nên những người có thể chất hư hàn tránh ăn nhiều, nhất là người đang hay đi ngoài lỏng.

Cà tím không thể ăn sống: Trước kia, ở một số vùng, người ta thường ăn cà tím sống vì nó rất giòn, lại có cái vị chan chát chấm thêm chút muối mằn mặn thì quả là món ăn chơi khó cưỡng. Tuy nhiên, thực ra cách ăn này là rất sai lầm. Vì trong cà tím sống có chứa chất độc solanine, một khi chất này vào cơ thể người sẽ gây mê trung tâm hô hấp. Nếu ăn cà tím sống với lượng lớn, hàm lượng solanine càng nhiều thì càng khiến triệu chứng ngộ độc nặng thêm.

Ngâm cà tím trước khi chế biến: Nên ngâm cà qua nước pha muối và sau đó rửa lại các miếng cà tím đã thái sẽ làm nó mềm hơn và loại bỏ gần hết vị đắng của cà, làm cho món ăn ngon hơn.

Trúc Chi (theo Tiêu dùng, Sức khỏe & Đời sống, Tiền Phong)