Đời sống

Ăn 1 mớ rau này tốt ngang thịt, đem phơi khô thành "thuốc quý" ít người hay

Loại rau dại sống quanh năm ở bờ ruộng, bờ mương hay xen kẽ trong những luống hoa màu, ít ai ngờ nó có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe đến thế.

Lợi ích ăn rau sam thường xuyên

Một loại rau mộc dại ở vùng quê được nhiều người tin dùng có tính mát, đem phơi khô thành thuốc quý. Loại rau dại nhắc đến ở đây là rau sam (tên khoa học Portulaca oleracea) là loại cây thân cỏ. Nó có nguồn gốc từ Ấn Độ và Trung Quốc, nhưng hiện nay loại cây này sống được ở rất nhiều nơi, thích nghi tốt với các môi trường khác nhau. Ở nước ta, rau sam xuất hiện ở hầu hết các tỉnh thành, thường mọc dại ở vùng đất ẩm ướt ven đường, kênh rạch, ao hồ.

Rau sam vị hơi chua, không độc, tính hàn và giàu giá trị dinh dưỡng. Các bộ phận của cây như thân, lá, nụ hoa đều có thể sử dụng được, trừ phần rễ.

Ở nước ta rau sam có thể chế biến được nhiều món tùy vùng miền khác nhau. Có thể kể đến một số món ăn thơm ngon từ rau sam như rau sam xào tỏi tôm, canh rau sam thịt bằm, nộm rau sam. Rau sam không chỉ là loại thực phẩm dùng để chế biến được nhiều món ăn ngon, mà còn là phương thuốc tự nhiên có nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe.

Rau sam có nhiều lợi ích cho sức khỏe.

- Cải thiện thị lực: Trên thực tế, rau sam có hàm lượng axit béo omega-3 cao nhất so với bất kỳ loại cây trồng trên cạn nào. 

- Giúp vết thương mau lành: Loại rau này cũng rất giàu vitamin C quan trọng để giữ cho collagen và mạch máu của bạn ở trạng thái tốt, qua đó giúp vết thương mau lành hơn, thông tin trên Giao Thông.

- Bảo vệ sức khỏe tim mạch: Rau sam có nhiều lợi ích trong việc hỗ trợ hệ thống tim mạch. Nó là một trong số ít các loại rau giàu axit béo omega-3 rất quan trọng để hỗ trợ các động mạch khỏe mạnh, giúp ngăn ngừa đột quỵ, đau tim và các dạng bệnh tim mạch khác.

- Phòng chống ung thư: Rau sam cũng chứa nhiều chống oxy hóa bao gồm Vitamin C, E và A. Ngoài các loại vitamin, rau sam còn chứa Glutathione giúp bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại. Đặc biệt, Beta-carotene là một loại chất chống oxy hóa khác được tìm thấy trong rau sam. Beta-carotene rất tốt trong việc giảm số lượng gốc tự do trong cơ thể bạn. Các gốc tự do có thể làm tăng nguy cơ tổn thương tế bào, do đó làm tăng nguy cơ ung thư. Vì vậy, tăng lượng beta-carotene bạn nhận được có thể giúp giảm nguy cơ ung thư.

- Duy trì giấc ngủ ngon và sâu hơn: Loại rau này cũng có hooc môn melatonin tự nhiên giúp bạn duy trì giấc ngủ ngon và sâu hơn. Hãy thử ăn rau sam vào bữa tối để giúp bản thân bạn có được một giấc ngủ ngon hơn nhé.

Tác dụng phụ duy nhất của việc ăn nhiều rau sam là có thể dẫn đến nguy cơ phát triển sỏi thận. Lý do, loại rau này chứa axit oxalic, một chất tự nhiên có thể kết tinh thành sỏi oxalate trong đường tiết niệu ở một số người.

Chống lão hóa và làm đẹp hiệu quả: Theo Tiền Phong các nghiên cứu tại Viện Đại học Wollongong, Úc và Trung tâm Di truyền- Dinh dưỡng - Sức khỏe Washington, Mỹ đã cho thấy: 100g lá tươi rau sam chứa 300-400mg alpha-linolenic acid, 12,2mg alpha-tocopherol, 26,6mg ascorbic acid (vitamin C), 1,9mg beta-caroten và 14,8mg glutathione. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rau sam rất giàu chất dinh dưỡng, các acid béo không no và là chất chống oxy hóa hữu hiệu.

Loại rau này không chỉ làm thực phẩm mà còn là một loại dược liệu rất tốt. Trong nhiều tài liệu y học, rau sam có thể nấu cháo để trị kiết lỵ và suy sinh dưỡng. Loại rau này cũng có thể điều trị bệnh bạch cầu ở phụ nữ.

Cách chế biến rau sam tốt cho sức khỏe

Món bánh hấp rau sam khô thơm ngon bổ dưỡng

Nguyên liệu:

Rau răm, thịt heo nhồi, gừng, hành lá, nước tương nhạt, dầu ăn, muối, dầu mè, bột ngô, bột đậu đen, bột kê, baking soda.

Cách làm:

- Đầu tiên lấy rau sam khô ngâm nước ấm cho mềm, vắt kiệt nước, cắt nhỏ, để riêng. Thịt lợn thái hạt lựu nhỏ, thêm nước tương nhạt, nước xì dầu, hành lá băm, gừng băm, muối và dầu mè. khuấy đều và ướp trong 20 phút. Sau đó cho rau sam đã cắt nhỏ vào, thêm dầu ăn vào, khuấy đều, theo Dân Việt.

- Cho bột ngô, bột đậu đen và bột kê vào chậu, thêm baking soda vào khuấy đều cho đến khi hòa quyện hoàn toàn, thêm nước ấm, nhào thành khối, đậy kín và để yên trong 10 phút.

- Lấy một lượng bột thích hợp dàn đều thành bánh, thêm một lượng nhân thịt rau củ thích hợp rồi gói lại.

- Tiếp đó cho nước vào nồi, cho bánh bao hấp rau củ vào, hấp trên lửa lớn, hấp trong 25 phút thì tắt bếp đun sôi trong 3 phút thì dùng.

Món ngon từ rau sam.

Món thịt heo hầm rau sam khô đậm vị

Nguyên liệu:

- Chuẩn bị sam khô, thịt ba chỉ, hành lá, gừng, đậu phụ, dầu ăn, đường phèn, nước xì dầu, nước mắm, muối.

Cách làm:

- Rau sam khô ngâm trong nước ấm khoảng 3-5 giờ, ngâm rau sam cho mềm, sau đó vắt kiệt nước rồi cắt thành từng miếng nhỏ để dùng sau. Đun nóng dầu trong chảo, cho hành, gừng vào xào thơm, cho rau sam vào xào đều.

- Cho thịt ba chỉ vào nồi, thêm nước lạnh, đun sôi ở lửa lớn, hớt bọt, đun tiếp trong 10 phút thì vớt ra để ráo nước. Đun nóng dầu trong chảo, cho thịt ba chỉ vào, chiên da heo cho đến khi vàng nâu rồi cắt thành từng lát mỏng.

- Sau đó cho các lát thịt ba chỉ vào chậu, thêm đậu phụ lên men, xì dầu, nước mắm, muối, hành lá, gừng vào, trộn đều rồi ướp trong 30 phút.

- Tiếp đó cho từng miếng thịt lợn đã ướp vào tô hấp, thêm rau sam đã xào lên trên rồi cho vào nồi hấp. Sau khi hấp trên lửa lớn khoảng 1 giờ, vớt ra đều, bày ra đĩa là có thể ăn được.

Cả hai món ăn này đều là công thức nấu rau sam khô thơm ngon và sẽ để lại cho bạn dư vị bất tận. Vị thơm ngon và bổ dưỡng của loại rau này kết hợp với các nguyên liệu khác khiến hương vị càng đậm đà hơn.

Vì vậy, nếu có cơ hội hái loại rau này ngoài ruộng, bạn đừng bỏ lỡ nhé. Những món ăn này sẽ làm phong phú thêm bàn ăn của bạn.

Gợi ý cách phơi sau sam khô

Nếu không lấy được rau sam tươi ăn khi vào mùa bạn có để phơi khô dự trữ dùng dần. Phơi khô rau sam là cách bảo quản nguyên liệu truyền thống, giúp bạn có thể thưởng thức loại rau dại thơm ngon này vào mùa đông.

Đây là cách làm khô rau sam:

- Đầu tiên cho nước vào nồi, đun sôi, cho rau sam vào, sau khi nước sôi trở lại thì vớt rau sam ra để nguội.

- Sau khi vắt hết nước thừa, đặt cây rau sam nơi có ánh sáng mạnh và thông gió, phơi cho đến khi rau khô hoàn toàn rồi bảo quản trong túi nhựa.

100g lá rau sam tươi chứa 1,31g axit oxalic, nhiều hơn trong rau bina (0,97g/100g) và sắn (1,26 g/100 g). Do đó, những người bị sỏi đường tiết niệu oxalate nên tuyệt đối tránh ăn rau sam.

Trúc Chi (t/h)