Bình tĩnh sống

"Chỉ cần khó khăn là có thể đến ở"

Đó là thông báo của chủ một nhà trọ, xuất phát từ tấm lòng trước cảnh nhiều người không có chỗ ở trong mùa dịch Covid - 19.

Ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến TP. Hà Nội tiếp tục tiến hành giãn cách xã hội đợt 3 với mong muốn ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Việc tiếp tục thực hiện giãn cách khiến nhiều hoàn cảnh lao động nghèo mất việc rơi vào cảnh khó khăn không thiếu chỗ ở cũng như đồ ăn.

Trước nhiều hoàn cảnh khó khăn, nhiều tổ chức thiện nguyện, cá nhân đã chung tay sẻ chia khó khăn trong mùa dịch. Ghi nhận của Người Đưa Tin Pháp Luật, một căn nhà cao 9 tầng tại khu đấu giá Yên Xá, phường Tân Triều, quận Thanh Trì (Hà Nội) đang trở thành nơi giúp đỡ những người gặp khó khăn không có chỗ ăn, ở với giá 0 đồng.

Căn nhà 9 tầng có tổng cộng 81 căn hộ mini. Trong đó, có 5 căn hộ đang cho những người có hoàn cảnh khó khăn về ở còn lại được cho thuê lấy tiền với giá 3,6 triệu/tháng.

Hành lang lối vào các căn hộ đều được vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày.

Căn phòng rộng khoảng 15m2 có gác xép có thể ở được 4 người.

Trao đổi với PV, anh Nguyễn Xuân Thông – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc công ty chuyên cho thuê căn hộ, văn phòng cho biết, qua các kênh thông tin truyền thông đại chúng như báo chí, tivi, anh Thông thấy nhiều hoàn cảnh khó khăn lang thang không có chỗ ở, phải ngủ ở gầm cầu thậm chí bị chủ nhà trọ đuổi, qua đó nảy sinh ý định cho người nghèo đến ở tại các căn hộ do mình quản lý với giá 0 đồng.

“Ý tưởng này đã được vạch ra cách đây khoảng 15 ngày, tuy nhiên, trước đó các căn hộ đều có người ở, bắt đầu từ khoảng 10 ngày nay mới có các căn hộ trống thì mới bắt đầu nhận người đến ở. Đến nay mới nhận gần 20 người đến ở chia ra 5 phòng”, anh Thông nói.

Ý tưởng xuất phát khi thấy nhiều hoàn cảnh khó khăn lang thang không có chỗ ở, phải ngủ ở gầm cầu.

Đồ đạc không có gì nhiều, chỉ vỏn vẹn vài bộ quần áo và một số vật dụng nhỏ.

Anh Thông chia sẻ: "Việc nhận người đến ở tại đây xuất phát từ tấm lòng, không phân biệt tuổi tác chỉ cần khó khăn là có thể đến ở". Trước khi vào ở, người dân sẽ được tiến hành xét nghiệm Covid-19 hoàn toàn miễn phí và trong quá trình ở đây đều không phải đóng bất cứ chi phí nào cả.

Ngoài ra, phía chủ nhà còn tặng thêm gạo, mì, muối, nước mắm, nước lọc thậm chí còn tặng mỗi phòng 2 đôi chiếu mới và 4 chiếc gối. Mọi người có thể ở đến khi nào Hà Nội hết giãn cách".

Tấm chiếu mới được chủ căn hộ sắp xếp cho người dân đến đây ở.

Ngoài ra, còn tặng thêm gạo, mì, muối, nước mắm, nước lọc.

Những vật dụng đơn giản phục vụ người đến ở.

Với lợi thế quản lý chuỗi căn hộ, văn phòng cho thuê tại nhiều quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hà Đông, Cầu Giấy, anh Thông dự định sắp tới sẽ phối hợp với các cấp chính quyền nhân rộng mô hình nhà ở 0 đồng để nhiều người biết đến ở. "Mong muốn Hà Nội sẽ không có người lang thang ngủ ở gầm cầu", anh chia sẻ.

Anh Hoàng Xuân Tuấn (SN 1983 quê Nghệ An) cho biết, bản thân ra Hà Nội mấy năm nay làm nghề chở đồ gỗ nội thất, tuy nhiên kể từ đầu năm đến nay do ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến cho thu nhập bấp bênh không đủ ăn cùng như trả tiền phòng.

Khó khăn chồng chất khó khăn khiến cho các đồng nghiệp đều bỏ về quê, chỉ còn mình tôi cố bám trụ tại Thủ đô mong hết dịch để kiếm đồng ra vào cho các con ăn học ở quê. Tuy nhiên mọi thứ k như dự đoán khi Hà Nội liên tục giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.

Ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến cho thu nhập bấp bênh không đủ ăn cùng như trả tiền phòng. 

Cố bám trụ tại Thủ đô mong hết dịch để kiếm đồng ra vào cho các con ăn học ở quê.

Trước đó, anh Tuấn thuê trọ ở tại phường Mễ Trì ( quận Nam Từ Liêm) với giá 2 triệu đồng/1 tháng nhưng không có tiền đóng nên đã bị chủ nhà đuổi đi. “Trong khi đang bơ vơ chưa biết sẽ ở đầu thi được mọi người giới thiệu đến căn hộ 0 đồng ở Hà Đông. Sau khi trình bày hoàn cảnh của bản thân thì được chủ đồng ý, ngay sau đó đã chuyển đến ở tại đây.

Vừa tới nơi, tôi cảm thấy rất bất ngờ khi đây là một căn nhà vừa to, vừa đẹp. Mở cửa phòng ra, tôi còn bị choáng ngợp bởi căn phòng quá đẹp và đầy đủ tiện nghi như điều hoà, tủ lạnh, máy giặt, nóng lạnh. Không những vậy, còn được tặng thêm mì tôm, nước uống, chăn chiếu làm tôi vô cùng xúc động, căn phòng còn sang hơn cả nhà mà tôi đã ở trước đây”, anh Tuấn xúc động chia sẻ.

Người đàn ông xúc động khi đang trong lúc khó khăn nhất lại được ở một nơi đầy đủ tiện nghi, thậm chí còn sang hơn cả nhà ở trước đây.

Căn phòng đầy đủ tiện nghi như tủ lạnh, máy giặt, điều hoà.

Trong cuộc trò chuyện với PV, anh Tuấn không quên gửi lời cảm ơn tới anh Thông và những mạnh tường quân đã giúp đỡ anh thời gian quan.

Được sắp xếp ở cùng anh Tuấn, anh Nguyễn Văn Cường (SN 1988 quê Thanh Hoá) chia sẻ, cách đây mấy năm làm việc tại Quảng Ninh nhưng sau đó chuyển về Hà Nội làm xe ôm công nghệ. Tuy nhiên, vừa làm được 10 ngày thì Hà Nội bắt đầu có chỉ thị giãn cách xã hội kể từ đó Cường phải sống bằng những đồng tiền ít ỏi đã tiết kiệm tước đây, mặc dù sống tằn tiện nhưng cũng không tiền nhà trọ và các phí sinh hoạt khác.

Khi đang rơi vào bế tắc thì được giới thiệu tới đây, người đàn ông 32 tuổi buồn bã nói: “Mặc dù khó khăn vất vả là thể, nhưng không dám nói chuyện với người nhà ở quê bởi sợ mọi người lo lắng”.

Vừa mới chuyển đến đây được í hôm, bạn Hoàng Thu Đông (SN 2001 quê Nghệ An) cho biết, là con thứ 2 trong gia đình có 4 anh em, mới ra Hà Nội vừa học vừa làm được hơn 2 tháng thì Hà Nội bùng dịch và thực hiện giãn cách xã hội.

“Không có việc làm đồng nghĩa với việc không có tiền, đây là thời điểm rất khó khăn đối với cá nhân em, sau khi được hỗ trợ ăn ở tại đây, căn phòng rất sạch sẽ và đầy đủ tiện nghi em thấy rất biết ơn”, Đông xúc động nói.

Đây là thời điểm rất khó khăn đối với nhiều người lao động.

Bữa ăn no, hay giấc ngủ ngon là điều mà nhiều người lao động nghèo thường nghĩ tới trong những ngày Hà Nội thực hiện giãn cách toàn xã hội theo Chỉ thị 16.

Dưới cửa toà nhà, nhân viên bảo vệ túc trực đo thân nhiệt và khử khuẩn đối với người dân sau khi ra ngoài trở về.