Cộng đồng mạng

9 năm giả làm y tá để chăm người mẹ đã từng bỏ rơi mình

"Trong đầu tôi luôn có nghĩ là mẹ còn đâu đó ngoài kia và có thể có một cuộc sống không hề ổn. Không người mẹ nào từ bỏ đứa con của mình trừ khi có nỗi đau riêng", Phyllis nói.

Phyllis Whitsell (63 tuổi, thành phố Birmingham) là trẻ mồ côi, cô bị mẹ ruột bỏ từ khi còn đỏ hỏn.

Không đầu hàng số phận, nhờ những nỗ lực của bản thân, cô đã trở thành một y tá giỏi của một bệnh viện lớn.

Hình ảnh Phyllis hồi 25 tuổi.

Năm 1980, Phyllis quyết định gọi về trại trẻ mồ côi nơi cô được nuôi dưỡng 4 năm đầu đời và biết được rằng mẹ cô, một phụ nữ người Iceland tên Bridget, đang sống trong một cuộc sống đầy tủi nhục sau khi bị chính anh ruột lạm dụng, rơi vào thảm cảnh nghiện rượu nặng.

Mẹ của Phyllis bị người anh ruột lạm dụng, sau cú sốc, bà lang thang khắp nơi và bị nghiện rượu nặng.

Bà Bridget có 5 người con khác nhau, nhưng không biết cha của chúng là ai.

Phyllis xúc động kể: "Tôi hiểu rằng bà ấy vẫn luôn quan tâm đến tôi. Mẹ vẫn có lý trí đủ để nhận ra rằng không thể chăm sóc tôi đúng cách nên phải giữ khoảng cách an toàn cho tôi. Sống ở trại mồ côi có lẽ là một cuộc sống tốt hơn".

Người mẹ đáng thương và tội nghiệp của cô y tá hiếu thảo.

Sau sinh 2 tháng, nữ y tá lái xe đến gặp mẹ trong đồng phục của bệnh viện. Lúc đó, bà Bridget đã kiệt sức, gương mặt sưng phồng và bầm tím, mái tóc bị xén trụi một bên. Sau đó, Phyllis đã thêm tên của mẹ mình vào danh sách bệnh nhân yêu cầu chăm sóc tại nhà.

Cô phải tự bỏ tiền lương của mình ra để mỗi ngày có vài tiếng đến chăm sóc mẹ, cũng như dành nhiều buổi tối trong tuần để ngủ với mẹ vì biết bà Bridget hay gặp ác mộng quá khứ.

Khi sức khỏe của bà Bridget trở nên tồi tệ, Phyllis mới dám nói thân phận thật của mình nhưng bất hạnh thay, mẹ của cô đã không kịp để đón nhận tin mừng.

Năm 1990, bà Phyllis mất, trong đám tang chỉ có cô con gái không được mẹ nhận ra trước lúc nhắm mắt.

Côi nghẹn ngào nhớ lại: "Tôi đã không muốn nói ra sớm hơn vì sợ cả phần đời còn lại của bà ấy sẽ phải day dứt và sợ hãi khi nhìn vào mắt tôi. Dù sao đi nữa, tôi cũng cảm thấy mình may mắn khi được biết mẹ mình là ai, điều mà nhiều người không thể có được”.

Nữ y tá ấy đã trở thành một hiện tượng mới vì lòng hiếu thảo có 1 không 2.

Mới đây, câu chuyện về của Phyllis và mẹ đã được xuất bản thành sách và được nhiều độc giả ở Anh chấm điểm cao trên các trang đánh giá.

Sam (tổng hợp)