Cộng đồng mạng

50 năm đông lạnh, người đàn ông giàu nhất nước Mỹ giờ ra sao?

Đây là câu hỏi mà nhân loại đang đặt ra sau sự kiện đóng băng cơ thể chờ hồi sinh cách đây hơn 50 năm về trước.

Dù là quá khứ hay hiện tại, cũng không một ai đủ bình tĩnh đối mặt với cái chết.   

Để đạt được mục đích trì hoãn cái chết, có những người không ngần ngại thử một số kỹ thuật duy trì sự sống dù chưa có sự chắc chắn nào.

Không chấp nhận kết thúc cuộc sống, người đàn ông giàu nhất nước Mỹ thời bấy giờ đã quyết định đóng băng cơ thể, chờ hồi sinh sau này khi trình độ y học của nhân loại đã phát triển.

Bedford đang được Rober chuẩn bị mũi tiêm vào người, bắt đầu hành trình hơn 50 năm đông lạnh của ông. 

Người đàn ông này chính là James Bedford – một trong những người giàu bậc nhất nước Mỹ vào những năm 1960.

Năm 1967, Bedford bị ung thư thận di căn sang phổi, mặc dù tích cực điều trị, tuy nhiên kết quả sau đó cũng không mấy gì khả quan.

Ông sợ cái chết như một lẽ tất yếu, lo lắng rằng bản thân sẽ không thể tận hưởng những thứ mà mình đang có một cách lâu dài.

James Bedford đã biết đến một phương thức đóng băng cơ thể, cách thức này tuy chưa hề được chứng minh, nhưng nhiều người đã nuôi hy vọng được sống lại một lần nữa trong tương lai.

Đó chính là cái cớ cho cuộc gặp gỡ thế kỷ giữa tiến sĩ Robert Ettinger và tỷ phú James Bedford.

Bedford đã đồng ý tham gia dự án đông cứng cơ thể và cho biết sẽ dùng tiền túi của mình để chi trả. Robert thậm chí còn tự tin tuyên bố, Bedford sẽ "thức dậy" vào năm 2017, tức 50 năm sau.

Ngày 12/1/1967, Bedford ngừng tim trong một viện dưỡng lão ở tuổi 73. Ông sau đó được hô hấp tim và xoa bóp nhân tạo nhằm duy trì lưu thông máu, lượng máu trong cơ thể sau đó được rút ra rồi tiêm dimethyl sulfoxide vào cơ thể để bảo vệ nội tạng.

Cuối cùng, họ đặt Bedford trong một bể chứa nitơ lỏng ở nhiệt độ âm 196 độ C.

Thi thể Bedford được đưa vào một quan tài, chở về nhà riêng rồi sau đó chuyển đến trung tâm đông lạnh Cryo – Care ở Phoenix, Arizona.  

Tháng 7/1976, gia đình chuyển Bedford đến cơ sở khác, cũng ở California sau khi một công ty bảo hiểm dọa rút hết vốn vì chi số tiền phải trả hàng năm cho "ngôi nhà" của James quá cao.

Năm 1977, chi phí bảo quản cơ thể Bedford ngày một tăng cao nên con trai ông đã phải đem cơ thể cha về đặt tại nhà, thỉnh thoảng tự nạp ni tơ lỏng.

Năm 1982, thi thể đông cứng của Bedford được đưa đến công ty Alcor Life Extensions Foundation – công ty đông lạnh cơ thể ở Mỹ.

Chân dung tiến sĩ James Bedford và hình ảnh "căn nhà" của ông.

Ngày 25/5/1991 – cũng là lần kiểm tra cuối cùng, da trên cổ và thân trên của Bedford đã bị đổi màu, mũi bị sụp và xuất hiện máu và xuất hiện hai lỗ thủng trên cơ thể. Mắt mở hé và giác mạc có màu trắng của băng. Bedford sau đó đã được thay "áo mới", đặt vào một bể chứa khác, bơm nitơ lỏng để tiếp tục chờ đợi.

Năm 2017, thời điểm mà Robert trước đó đã dự đoán rằng vị tỷ phú này sẽ thức dậy trôi qua, tuy nhiên kết quả thì không đúng như mong đợi.

Câu chuyện Bedford có thể tỉnh lại được hay không vẫn là dấu chấm lớn bởi theo các nhà khoa học, ngay từ khi bước vào cuộc thí nghiệm, tỷ phú người Mỹ này đã chết khoa học đúng nghĩa.

Công nghệ đóng băng người chết còn được gọi là cryonics, bảo quản người ở điều kiện đông lạnh dưới 0 độ, giúp các bộ phận cơ thể ngừng hoạt động nhưng không bị chết.

Phần lớn các chuyên gia trong lĩnh vực cryonics tin rằng việc bảo quản ấy không khả thi.

"Ngôi nhà" của những người muốn đóng băng cơ thể và tỉnh lại ở tương lai như Captain American.

Hóa chất có thể giúp cho quá trình bảo quản lạnh đông đã được bơm vào cơ thể nhưng nó có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho não, khiến não khó phục hồi lại được.

Theo y học hiện đại, việc bảo quản lạnh đông toàn bộ thi thể người vẫn đang tranh cãi và hoài nghi. Nhất là việc bảo toàn não trước sự tàn phá mà y học chưa lường hết.

Tại Mỹ, để được bảo quản lạnh đông, trước tiên phải là người chết hợp pháp. Sau đó, phải có năng lực về tài chính thỏa mãn cho cả một quá trình bảo quản lâu dài, chi phí này có thể từ 28.000 USD đến 200.000 USD (khoảng 4,5 tỷ VNĐ).

Nguyên Anh (Nguồn Winnipeg Free Press)