Đời sống

4 thực phẩm ăn không hết nên mạnh tay vứt bỏ, nếu nấu lại tác hại khôn lường

Nhiều gia đình có thói quen hâm, nấu lại thức ăn, tuy nhiên không phải bà nội trợ nào cũng biết có những thực phẩm tuyệt đối không nên chế biến lại.

Nghiên cứu gần đây cho biết, một số loại thực phẩm sau khi hâm nóng lại sẽ mất hết giá trị dinh dưỡng, thậm chí trong nhiều trường hợp còn có thể sinh ra các chất độc hại. Thức ăn thừa được lưu trữ không đúng cách cũng có thể phát triển nấm mốc và mang nhiều vi khuẩn có hại. Dưới đây là những loại thực phẩm không nên hâm, nấu lại mà nên tiêu thụ ngay trong ngày:

Không phải thực phẩm nào hâm nóng lại vẫn còn chất dinh dưỡng. Ảnh minh họa.

Trứng

Trứng là một trong những loại thức ăn thừa không bao giờ được hâm nóng sau khi đã nấu chín. Trứng luộc, hấp và rán có lượng canxi, chất dinh dưỡng, vitamin và nhiều yếu tố dinh dưỡng khác nhưng khi tiếp tục bị tác động bởi nhiệt độ cao, lòng đỏ của trứng có thể biến thành chất gây hại cho cơ thể.

Khoai tây

Nếu chúng ta hâm lại khoai tây một lần nữa thì không những không ngon mà còn tạo điều kiện cho một loại vi khuẩn có tên Botulism khiến người ăn bị ngộ độc. Do đó, khoai tây cũng nên được ăn sau khi chế biến và cần đưa phần thực phẩm chưa dùng hết cất vào tủ lạnh vì nhiệt độ phòng có thể thúc đẩy sự tăng trưởng của các vi sinh vật.

Thịt gà

Thịt gà cũng là thực phẩm không thích hợp để hâm nóng. Bởi vì miếng thịt khó đạt được độ nóng đồng đều khi hâm nóng, một số chỗ đã nóng, thậm chí cháy nhưng một số khu vực vẫn ở trạng thái nguội.

Nếu trong quá trình đun nóng không đều sẽ dẫn đến phân hủy protein không đều, gây kích thích ruột và dạ dày khi ăn vào, dễ dẫn đến đau bụng, tiêu chảy. Bởi vậy, việc bạn cần làm là đun nóng đều và kỹ thịt gà để không xảy ra hiện tượng chỗ nóng, chỗ nguội trên miếng thịt.

Rau xanh

Thói quen của đa số người nội trợ hiện nay là cắt rau trước sau đó mới đem rửa. Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì bạn nên làm theo quy trình ngược lại: Rửa trước, cắt sau để đảm bảo dinh dưỡng và vệ sinh. Bởi nếu cắt rau trước rồi mới rửa sẽ làm tăng diện tích tiếp xúc của rau với nước, làm cho các chất dinh dưỡng trong rau chủ yếu là nước, vitamin và khoáng chất bị tan trong nước, đặc biệt là vitamin C.

Bên cạnh đó, nếu bạn cắt nhỏ rau củ mà không luộc ngay tức là đang tạo điều kiện để các vitamin có trong rau bị oxy hóa gần hết

Đặc biệt rau xanh là một trong những loại thực phẩm không nên nấu lại vì sự biến chất vitamin K và nitrat có thể làm ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh.

Lưu ý: Khi nấu ăn, bạn cần chú ý, tùy vào khẩu phần ăn cũng như loại thực phẩm mà biết cách điều chính. Hãy ăn hết trong bữa, đừng để dành thức ăn.

Những lưu ý "vàng" khi hâm nóng thức ăn

Việc hâm nóng thức ăn dường như đã trở thành một công việc quen thuộc của các bà nội trợ. Tuy nhiên, khi làm nóng thực phẩm bạn nên lưu ý những điểm sau để tránh làm thức ăn trở nên độc hại đe dọa đến sức khỏe của gia đình bạn.

Khi hâm nóng lại cá, tôm, cua ốc, tốt nhất bạn cho thêm chút rượu, gừng hành hoặc tỏi. Điều này sẽ làm cho thực phẩm thêm vị thơm ngon và có tác dụng diệt vi khuẩn nhất định, sẽ tốt hơn cho dạ dày của bạn.

Đối với các món thịt nhất định phải đun ít nhất từ 10 phút trở lên, hoặc cho vào lò vi sóng quay trên 1 phút. Nên cho thêm một chút giấm vào để giữ không làm mất khoáng chất.

Trúc Chi (t/h theo VTC News, Tiêu Dùng)