Đời sống

4 cách tiết kiệm sai lầm, ai cũng dễ mắc phải

Thời buổi kinh tế khó khăn đã khiến nhiều người tìm cách "thắt lưng buộc bụng". Nhưng đôi khi, những điều bạn chắc mẩn rằng nếu thực hiện sẽ tiết kiệm được tài chính thì lại gây lãng phí hơn.

Dưới đây là những tiết kiệm sai lầm phổ biến, chị em cùng tham khảo để rút kinh nghiệm cho chính mình:

Mua đồ giảm giá để tiết kiệm. Ảnh minh họa.

Nghĩ đến việc ngừng tiêu dùng

Đây có vẻ là cách đơn giản nhất để tiết kiệm. Vấn đề là nếu làm điều này mà không có dự tính trước, việc không tiêu tiền có thể làm tăng thêm các khoản phí phát sinh về lâu dài.

Bạn chỉ ngừng mua những thứ không cần thiết còn không nên ngừng tiêu tiền vào những thứ có tính phòng ngừa, bảo hiểm và nền tảng. Bạn sẽ tiết kiệm được tiền hôm nay bằng việc không đến nha sĩ kiểm tra răng, nhưng nếu điều đó dẫn đến bệnh về răng miệng, tiết kiệm hóa ra lại phát sinh chi phí lâu dài.

Cứ nghĩ mua đồ trả góp là lợi

Những quảng cáo mua một món đồ với lãi suất bằng 0, như “trả tiền trong 90 ngày không phải trả lãi”, rất hấp dẫn. Tuy nhiên, nhiều người thường ỷ lại vào điều đó và không tiết kiệm tiền khi đã gần đến hạn. Vì thế, “họ thường trả phải trả lãi cao hơn khi thanh toán quá hạn”, Kelley Long một nhân viên kế toán tại Chicago (Mỹ) cho biết.

Thực tế mua trả góp là một hình thức vay tiền khá hiệu quả giúp khách hàng đáp ứng những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống một cách kịp thời song nó cũng kéo theo nhiều hệ lụy nếu bạn không thanh toán đúng hạn. Vì vậy bạn chỉ nên mua trả góp khi quản lý tốt tài chính của bản thân, không mua món đồ quá đắt vượt khả năng bản thân. Hãy tính toán thật kỹ số tiền bạn phải trả góp hàng tháng, phân bổ cân đối với số tiền chi tiêu cho sinh hoạt dựa trên tổng thu nhập cố định của bản thân.

Chỉ khi chắc chắn rằng khoản trả góp không ảnh hưởng quá lớn tới khả năng tài chính và có thể trả nợ đúng hạn theo hợp đồng thì hãy quyết định mua sản phẩm trả góp để tránh các phiền toái về sau.

Ham mua đồ rẻ tiền

Nhiều người nghĩ rằng mua đồ rẻ là cách chi tiêu tiết kiệm nhất nhưng thực tế lại không phải vậy. Thực sự của việc tiết kiệm là học cách mua bất cứ thứ gì có giá trị tốt nhất.

Mua những món đồ rẻ nhất chỉ có thể kéo dài được 1-2 năm, trong khi nếu bạn trả giá gấp đôi thì có thể mua được những thứ dùng cả đời, kết quả là về lâu dài bạn tốn kém hơn nhiều vì phải thay đi thay lại liên tục.

Một ví dụ khác: Mua bột ngũ cốc dinh dưỡng đắt hơn một chút, nhưng sẽ giúp bạn khỏe mạnh chứ không phải là loại rẻ tiền nhất chỉ toàn đường mà chả có mấy dinh dưỡng.

Chi tiêu hợp lý là cách tiết kiệm hiệu quả nhất. Ảnh minh họa.

Cắt chi tiêu nhu cầu cá nhân

Cuộc sống hiện đại ngày càng đòi hỏi nhiều chi phí để phục vụ nhu cầu cá nhân. Do đó, những gia đình càng đông người, áp lực tài chính càng đè nặng. Khi kinh tế trong eo hẹp bạn bắt đầu tiết kiệm chi tiêu.

Nhiều người cảm thấy rằng tiết kiệm tiền nhất thiết phải là từ bỏ những thứ họ thích, khiến cho toàn bộ quá trình rất "đau đớn". Sự thật là, tiết kiệm không nhất thiết phải đi kèm đau khổ, mặc dù nó sẽ làm thay đổi lối sống của bạn, có liên quan đến việc bạn mua hàng hóa, dịch vụ thế nào. Rất có thể, thời gian qua bạn đang mua hàng hóa và dịch vụ một cách vô tội vạ, và giờ đây, bạn chỉ mua đúng những thứ mình cần thôi.

Bởi vậy để tiết kiệm thì bạn nên làm giảm chi phí từ từ thay vì từ bỏ hoàn toàn sẽ là cách tốt nhất để bắt đầu tiết kiệm tiền.

Tuệ Nhi (t/h theo Phụ nữ Việt Nam, Vnexpress)