Đời sống

3 ngày sau khi tự nặn mụn, nam thanh niên nhập viện khẩn cấp

Nam thanh niên 20 tuổi, bị sưng đỏ ở vị trí nặn, sốt cao sau khi nặn mụn, khi vào viện được chẩn đoán nhiễm khuẩn tụ cầu.

Nam thanh niên nặn mụn xuất hiện tình trạng sưng, nóng, đỏ

Thông tin ban đầu trên báo Dân Trí, 3 ngày từ khi tự nặn mụn ở ngón tay, nam thanh niên sống tại Tây Hồ, Hà Nội bất ngờ xuất hiện tình trạng sưng, nóng, đỏ, đau ở vị trí nặn.

Nghĩ rằng chỉ là bệnh vặt, Nam quyết định tự điều trị tại nhà. Tuy nhiên, tình trạng của ngón tay lại diễn biến nặng hơn đau đó. Đáng nói, bệnh nhân bắt đầu xuất hiện triệu chứng sốt cao nên được đưa vào viện ngay trong đêm.

Bệnh nhân nhập viện Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng sốt cao, mệt mỏi, tay sưng, tím và đau đớn nặng nề.

Sau khi thăm khám kết quả xét nghiệm chẩn đoán viêm mô bào ở ngón tay do nhiễm khuẩn tụ cầu- là một loại nhiễm khuẩn do vi khuẩn thuộc họ Streptococcus gây ra trong quá trình nặn mụn.

Ngón tay bị sưng nề sau khi nặn mụn.

Hiểu đúng về viêm mô tế bào

Trao đổi với báo Sức khỏe & Đời sống BS Nguyễn Thị Thúy Nga cjo biết, viêm mô tế bào là bệnh khá phổ biến với biểu hiện là một nhiễm trùng cấp tính ở da và mô dưới da. Bệnh thường khởi phát ở một vùng da sưng, nóng, đỏ và đau; sau đó nhanh chóng lan rộng. Bệnh có thể xảy ra bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, tuy nhiên thường gặp vùng da ở chi thể đặc biệt là chi dưới. Tổn thương cũng có thể lan rộng đến hạch lympho và đi vào máu. Nếu không được điều trị có thể đe dọa đến tính mạng, cần đi khám ngay khi có bất kỳ triệu chứng nào.

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết viêm mô tế bào

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh xảy ra khi có vi khuẩn xâm nhập, thường gặp tụ cầu vàng (Streptococcus) và liên cầu (Staphylococcus)…bình thường chúng xuất hiện trên bề mặt da nhưng không gây hại. Tuy nhiên khi gặp điều kiện thuận lợi như cơ thể suy giảm miễn dịch, người lớn tuổi, có vết cắt hoặc vết trầy xước, vết đứt, vết nứt trên da… các vi khuẩn này sẽ xâm nhập vào các lớp bên dưới da và gây ra tổn thương viêm, nhiễm trùng.

Có nhiều loại viêm mô tế bào khác nhau, tùy thuộc vào vị trí nhiễm trùng và nguyên nhân gây bệnh. Một số loại theo vị trí bao gồm:

- Viêm mô tế bào quanh mắt.

- Viêm mô tế bào mặt, phát triển quanh mắt, mũi và hai bên má.

- Viêm mô tế bào vú.

- Viêm mô tế bào quanh hậu môn.

- Ở người lớn thường gặp viêm mô tế bào ở chi thể, trong khi trẻ em có xu hướng phát triển bệnh ở mặt hoặc cổ.

Ảnh minh họa.

Triệu chứng bệnh

- Đau và cảm giác ngứa, rát trên vùng da bị tổn thương

- Da mềm sưng, nóng, đỏ, căng bóng

- Vùng da đỏ hoặc vết loét trên da lan nhanh

- Tạo mủ và áp xe

- Sốt

Trong trường hợp nặng người bệnh có thể xuất hiện những triệu chứng nguy hiểm như:

- Ớn lạnh.

- Mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, mê sảng.

- Đau cơ, da ấm nóng, vã mồ hôi.

- Các triệu chứng cho thấy bệnh viêm mô tế bào đang lan tỏa

- Buồn ngủ.

- Hôn mê.

- Chảy dịch hoặc rỉ dịch màu vàng trong hoặc mủ ra từ bên trong da.

- Có nhiều phồng rộp da.

Cách phòng chống bệnh

- Vệ sinh tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch ít nhất trong 20 giây. Sử dụng chất khử trùng tay chứa ít nhất 60% cồn nếu không có xà phòng và nước.

- Tránh chạm tay vào mắt, mũi, miệng khi chưa vệ sinh tay.

- Đảm bảo sử dụng đồ bảo hộ khi tiếp xúc với động vật và môi trường hoang dã.

- Tiêm phòng đầy đủ, chủng ngừa theo lịch và kiểm tra sức khỏe đều đặn. Vệ sinh đồ dùng cá nhân và môi trường sạch sẽ.

Trúc Chi (t/h)