Sức khỏe

29 tuổi bị liệt nửa người vì lý do không ai ngờ

Không rượu bia thuốc lá, không cao huyết áp hay rối loạn đông máu, cô gái 29 tuổi bị đột quỵ liệt nửa người.

Được đưa đến bệnh viện Tân Hoa trong tình trạng ý thức chậm, liệt hoàn toàn nửa người phải, gia đình chị Lệ Lệ (29 tuổi, sống tại Tứ Xuyên) shock khi nghe bác sỹ kết luận cô gái bị đột quỵ dẫn đến liệt nửa người.

Ảnh minh hoạ

Qua phim chụp CT, kết quả cho thấy bệnh nhân bị chảy máu não vùng thái dương, tràn máu vào trong não thất, dị dạng mạch máu não.

Chị Lê Lê vốn sinh hoạt điều độ, duy chỉ 1 điều chị thức quá khuya.

Và bác sĩ cũng khẳng định rằng thức khuya thường xuyên chính là nguyên do khiến Lê Lê bị liệt nửa người.

Thông thường, đột quỵ não được xem là bệnh của người cao tuổi, với độ tuổi trung bình của bệnh là từ 55 tuổi trở lên. Tuy nhiên, những năm gần đây đột quỵ não đang ngày càng trẻ hóa với mức tăng trung bình khoảng 2% mỗi năm.

Thức khuya không là nguyên nhân trực tiếp gây ra đột quỵ, thế nhưng nó lại là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh về tim mạch và mạch máu não, từ đó có thể dẫn đến tử vong bất cứ lúc nào.

Mất ngủ làm tăng nguy cơ cấp cứu vì đột quỵ lên 54%, đặc biệt nguy cơ đột quỵ tăng gấp 8 lần khi bị mất ngủ ở độ tuổi từ 18 đến 35.

Đột quỵ chảy máu não ở người trẻ tuổi đang có xu hướng tăng trong xã hội hiện đại.

Sau khi bị tai biến, hơn 90% số người may mắn sống sót phải đối mặt với di chứng, khả năng tái phát và thời gian đằng đẵng tập phục hồi chức năng sau đột quỵ.

Một kênh truyền hình Bắc Kinh đã thực hiện cuộc khảo sát rộng khắp và nhận được kết quả rằng có hơn 50% số người được khảo sát thừa nhận rằng họ thường xuyên thức khuya. Đặc biệt, 50,04% trong số đó đã bắt đầu cảm thấy sức khỏe giảm sút, kiệt sức về cả thể chất lẫn tinh thần.

Đặc biệt một nguyên nhân khác cũng khiến gia tăng người trẻ bị đột quỵ là do tâm lý chủ quan, thiếu quan tâm đến sức khỏe dẫn đến tâm lý chủ quan, dễ bỏ qua các yếu tố nguy cơ của đột quỵ diễn tiến âm thầm.

Để phòng ngừa từ sớm chính là cách để bảo vệ cơ thể khỏi đột quỵ, theo đó, người trẻ cần biết cân bằng cuộc sống giữa công việc và nghỉ ngơi, dinh dưỡng và vận động.

Hạn chế chất béo, ngọt, thức ăn nhiều mắm muối; ăn nhiều rau, củ, trái cây. Nên vận động thường xuyên (đi bộ, chạy bộ, đạp xe… 30-60 phút mỗi ngày, 4-5 lần một tuần).

Trang Dung (Nguồn The Healthy Site)